Xử lý thế nào khi trẻ sốt về đêm??
Tình trạng trẻ sốt về đêm đã không còn là điều xa lạ với nhiều người làm cha mẹ. Chỉ cần cơn cảm lạnh; hoặc một vết nhiễm trùng nhỏ cũng đủ khiến bé con nhà bạn nóng bừng vì sốt cả ngày. Dù đây là vấn đề hết sức quen thuộc với nhiều bậc phụ huynh; nhưng nó cũng gây nhiều lo lắng, trăn trở đối với những bạn trẻ mới làm cha làm mẹ. Bạn không chắc chắn mình phải làm gì khi giờ đi ngủ của con đã đến. Nếu bạn vẫn còn bối rối khi bé bị sốt về đêm, hãy cùng Beurer Vietnam tìm hiểu cách xử lý vấn đề này nhé!
1. Hiểu đúng về triệu chứng sốt
Bạn cần lưu ý một điều; triệu chứng sốt ở trẻ được định nghĩa là: nhiệt độ đo ở trực tràng từ 38 độ C trở lên (100,4 độ F trở lên). Sốt là triệu chứng của một căn bệnh; chứ bản thân sốt không phải là bệnh. Thông thường, đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi; sốt là một triệu chứng của các bệnh do vi rút và vi khuẩn thông thường như: cúm, cảm lạnh, viêm tai giữa, viêm tiểu phế quản,….
Đừng quá lo lắng khi thấy trẻ bị sốt. Hãy nhớ rằng đó là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch cơ thể. Sốt hoạt động như một cơ chế bảo vệ cơ thể; bằng cách kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu (chẳng hạn như tế bào lympho T) nhằm kiểm soát và tiêu diệt virus và các loại vi khuẩn, nhiễm trùng.
Vì thế, khi bé đang ngủ mà cơ thể có phản ứng sốt thì bạn cũng đừng hoảng loạn. Điều này có nghĩa là cơ thể bé đang tập trung hơn vào việc chống lại và kiểm soát các loại virus và vi khuẩn.
2. Kiểm soát cơn sốt như thế nào?
Sốt cao sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy chẳng có gì sai khi bạn làm mọi cách để giúp bé hạ sốt. Các bác sĩ đã đưa ra những khuyến cáo sau giúp bạn kiểm soát cơn sốt của trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi.
i. Uống nhiều nước
Sốt có thể khiến bé con của bạn bị mất nước nhanh chóng. Tình trạng bị mất nước khiến cơ thể bé kiệt sức; sốt càng cao thì cơ thể càng mất nhiều nước, mệt mỏi và dễ bị suy nhược. Để tránh gặp phải tình trạng này; hãy cho bé uống nhiều nước để giữ cho con không bị mất nước. Nếu bé có dấu hiệu mất nước, bạn có thể sử dụng nước điện giải như Pedialyte. Nếu bạn đang cho con bú, hãy cho trẻ bú thường xuyên hơn.
ii. Mặc quần áo rộng, thoáng
Bạn vẫn nghĩ rằng khi trẻ bị sốt thì sẽ thấy lạnh. Vì vậy, cần mặc cho bé thật ấm??? Tuy nhiên, đây hoàn toàn là một quan niệm sai lầm. Việc làm này chỉ khiến bé càng thêm khó chịu hơn thôi! Nếu trẻ sốt về đêm, hãy để nhiệt độ phòng duy trì ở mức độ dễ chịu (từ 26-29 độ C). Bên cạnh đó, bạn nên mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi và thoáng khí. Nếu trẻ cảm thấy lạnh, bạn có thể mặc cho con nhiều lớp quần áo mỏng nhẹ. Khi ấy, bạn có thể cởi bớt áo cho bé nếu bé nóng đổ mồ hôi. Bạn nên nhớ rằng, cố gắng khiến bé đổ mồ hôi không phải là cách tốt để hạ sốt.
iii. Sử dụng thuốc hạ sốt
Sử dụng các loại thuốc hạ sốt như: Tylenol (chứa paracetamol); Motrin hoặc Advil (chứa ibuprofen) cho bé con của mình. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng paracetamol có thể được sử dụng cho trẻ nhỏ (từ 2 tháng tuổi); nhưng ibuprofen chỉ sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tốt nhất, nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi; hay bạn không chắc chắn về liều lượng thuốc; hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sinh khoa nhi trước khi cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào.
Bạn nên nhớ, chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi cần thiết. Không phải tất cả các cơn sốt đều cần được điều trị. Chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt khi cơn sốt gây khó chịu cho bé; thường là trên 38,5 độ C. Nếu bạn quyết định sử dụng, hãy cho trẻ uống ngay trước khi đi ngủ để giúp trẻ có một giấc ngủ ngon.
Không bao giờ cho trẻ uống aspirin (trừ khi có sự chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ). Sử dụng aspirin ở trẻ em có thể gây nguy cơ mắc Hội chứng Reye – một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng.
Tránh sử dụng những biện pháp hạ sốt chưa được kiểm chứng như: lau người bằng cồn, chườm đá,… Những phương pháp này có thể ‘gây hại’ nhiều hơn là có lợi.
3. Khi nào thì nên đánh thức khi trẻ đang ngủ?
Quan tâm, lo lắng khi trẻ bị sốt là điều dễ hiểu. Nếu bé con của bạn có thể ngủ được, đừng đánh thức bé chỉ để đo nhiệt độ; hoặc cho bé uống thuốc hạ sốt. Trừ khi những triệu chứng của trẻ đủ nghiêm trọng, cần đến bệnh viện cấp cứu. Nếu không, dành cho trẻ một giấc ngon còn quan trọng đối với quá trình khỏi bệnh của chúng hơn là việc theo dõi nhiệt độ.
Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ không yên giấc; bạn có thể cho trẻ uống một liều Tylenol, Motrin hoặc Advil vào ban đêm để trẻ ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nếu bé thở nhanh hơn bình thường hoặc thở một cách bất thường; bạn nên sử dụng Nhiệt kế điện tử kiểm tra nhiệt độ của bé để quyết định xem có cần đánh thức bé hay không.
4. Khi trẻ sốt về đêm, lúc nào bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ?
Bạn sẽ cần gọi bác sĩ hoặc tìm kiếm chăm sóc y tế khẩn cấp nếu:
– Trẻ từ 2 tháng trở xuống và có nhiệt độ từ 38 độ C trở lên
– Trẻ từ 3-6 tháng và có nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên
– Trẻ trên 6 tháng và nhiệt độ từ 39 độ C trở lên trong hơn hai ngày
– Trẻ bị run tay, run chân, khó thở và mắt trợn ngược. Đây là những dấu hiệu của co giật do sốt. Mức độ nguy hiểm của hiện tượng này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật. Đối với sốt co giật lành tính, sốt co giật ở trẻ thường tự giới hạn (thường cơn khoảng 2 – 5 phút), không để lại di chứng lâu dài. Sau 5 tuổi, sốt co giật ở trẻ sẽ tự hết. Tuy nhiên; co giật đi kèm với sốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm trùng nặng như viêm màng não, viêm não,…
– Bạn gặp khó khăn khi đánh thức đứa trẻ