Nhiễm covid-19 ở bệnh nhân đái tháo đường
Thông tin về Covid-19
Với nhóm bệnh đái tháo đường, covid-19 có dễ bị mắc không? Covid-19 là bệnh do virus corona chủng mới gây ra, được cho là có nguồn gốc từ động vật. Phương thức truyền bệnh chủ yếu hiện nay là từ người sang người thông qua các giọt dịch hô hấp mà người mắc bệnh ho hoặc hắt hơi.
Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi bị nhiễm virus từ 3-7 ngày; nhưng cá biệt có trường hợp, với diễn biến dịch bệnh hiện nay thì thời gian ủ bệnh ngày càng dài với những triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn.
Mức độ lây lan của dịch covid-19 đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn lên đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Căn bệnh này với mức độ lây nhiễm cao, thời gian ủ bệnh khá dài; kèm theo các triệu chứng rất đa dạng với người bình thường đã rất nguy hiểm nên càng đặc biệt nghiêm trọng đối với các bệnh nhân đã có bệnh lý nền, đặc biệt trong đó là nhóm bệnh nhân đái tháo đường.
Bệnh nhân đái tháo đường mắc covid-19
Khi bệnh nhân đái tháo đường mắc covid-19 có thể gặp phải các triệu chứng nặng nề của bệnh; nguy cơ cao nhất có thể dẫn đến tử vong.
Theo một số nghiên cứu tại Trung Quốc; tỷ lệ tử vong đạt mức 22% đối với bệnh nhân có bệnh lý nền là đái tháo đường, bên cạnh đó ở một vài nghiên cứu khác với bệnh nhân ở mức độ nặng thì có tới 12-16,2% bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Điều đáng nói nhất ở đây phải kể đến các đại dịch trước đây như: SARS, MERS, H1N1 cũng đều có nguyên do tử vong chủ yếu là bệnh lý nền đái tháo đường.
Nguyên nhân việc gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường?
Thực tế cho thấy đối với bệnh nhân đái tháo đường thì tỷ lệ nhiễm trùng cao hơn người bình thường; bao gồm cả các triệu chứng như cảm cúm và một số biến chứng liên quan đến viêm phổi thứ phát.
Các chức năng như của các bộ phận như: đại thực bào; tế bào T, các cytokine miễn dịch đều bị suy giảm.
Việc kiểm soát lượng đường huyết bị yếu đi dẫn đến việc suy giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể; tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát ở đường phổi.
Bên cạnh đó với một số bệnh nhân bị béo phì thì khả năng mắc hen cũng cao hơn; các triệu chứng cũng nặng hơn, một số bệnh nhân bị béo bụng lại thường gặp phải các vấn đề về đường đường hô hấp, nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn do giảm thông khí.
Ngoài ra còn có thể thấy biến chứng muộn là bệnh tim thiếu máu cục bộ. Các bệnh lý đi kèm thường gặp nhất đối với covid-19 là triệu chứng tăng huyết áp và đái tháo đường.
Nguyên nhân chính
Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc kiểm soát đường huyết ở các bệnh nhân khó khăn là:
– Chế độ ăn và giờ ăn thay đổi, nhất là bệnh nhân ở các khu cách ly
– Thiếu hoặc thay đổi các thuốc uống đái tháo đường tại vùng bị cách ly
– Bệnh nhân bị viêm, nhiễm khuẩn… khi đó cơ thể có phản ứng tăng tiết glucocorticoid và một số nội tiết tố khác để chống stress và viêm do đó cũng làm tăng đường huyết
– Lo âu, sợ hãi, căng thẳng (stress)
– Một số bệnh nhân nặng cần điều trị glucocorticoid
– Bản thân virus Covid-19 kích thích cơ thể tăng sản xuất nhiều cytokine viêm, gây stress nặng.
– Ảnh hưởng của các thuốc giảm đau chống viêm (Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen…)
– Không tập thể dục, thiếu vận động trong khoảng thời gian khá dài.
Cách thức điều trị đái tháo đường khi bệnh nhân bị nhiễm covid-19
Điều quan trọng nhất trong việc điều trị là việc kiểm soát tốt lượng đường huyết. Song vấn đề khó khăn hơn cả là việc tăng đường huyết cho bệnh nhân có thể dẫn đến người bệnh phải dùng corticoid, bị sốt, chế độ ăn phải thay đổi,…
Do đó việc quan sát, theo dõi, kiểm tra tình trạng bệnh nhân một cách sát sao; phải là ưu tiên hàng đầu nhằm điều chỉnh đường huyết.
Bệnh nhân đái tháo đường loại 1
Đối với nhóm bệnh nhân đái tháo đường loại 1; được điều trị Insulin bằng phác đồ basal-bolus hoặc bằng liệu pháp bơm Insulin liên tục thì liều thuốc tiêm sẽ đảm bảo thường xuyên được điều chỉnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần xét nghiệm ceton thường xuyên để đảm bảo duy trì được đường huyết ở mức an toàn tránh việc hạ đường huyết đối với bệnh nhân phải cắt giảm lượng thức ăn và thêm insulin bolus tăng đường huyết nặng.
Bệnh nhân đái tháo đường loại 2
Còn đối với nhóm bệnh nhân đái tháo đường loại 2; trong trường hợp nhiễm covid mà tình trạng bệnh đang ở mức vừa đến nặng; người điều trị nên ngừng ngay việc sử dụng 2 loại là metformin và thuốc đồng vận SGLT2.
Với nhóm bệnh nhân này; việc điều trị bằng insulin luôn được bác sĩ ưu tiên hàng đầu và tiến hành từ sớm. Với những bệnh nhân đã có Insulin nền trước; thì tốt hơn hết nên bổ sung ngay mũi Insulin phóng đề đảm bảo đường huyết.
Thuốc ức chế DPP4 và linagliptin có thể dùng được ở các bệnh nhân có suy giảm chức năng thận; mà không có nguy cơ hạ đường huyết. Sulfonylurea có thể gây hạ đường huyết nặng ở bệnh nhân mà lượng calo đầu vào thấp. Thuốc đồng vận thụ thể GLP 1 vốn dĩ có tác dụng giảm ngon miệng cộng thêm với thời gian bán hủy dài (1 tuần) nên cân nhắc ngừng thuốc.
Mong rằng những góp ý trên đây; sẽ cho mọi người hiểu biết thêm về hội chứng đái tháo đường của bệnh nhân mắc covid-19