Hiểu về sốt siêu vi và cách phòng ngừa, chăm sóc trẻ sốt siêu vi
Sốt siêu vi là gì?
Sốt siêu vi (sốt virus) là trạng thái sốt do nhiễm phải virus. Bệnh thường gặp ở trẻ em hay người già, hệ miễn dịch yếu dễ bị tấn công, là loại bệnh cấp tính.
Một số các loại virus điển hình như Virus cúm, Enterovirus, Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus..
Mỗi loại virus gây ra loại bệnh cụ thể; tuy nhiên nhiều khi người bệnh lại có những triệu chứng giống nhau dù bị nhiễm các virus khác nhau.
Thời điểm giao mùa là thời điểm sốt siêu vi thường gặp nhất. Nguyên nhân do khi thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho virus phát triển. Bệnh khi điều trị kịp thời, tích cực sẽ nhanh chóng khỏi và thường kéo dài từ 7 ngày đến 10 ngày. Tuy nhiên nếu người bệnh hay người chăm sóc trẻ chủ quan, vì khi bệnh diễn biến nhanh, điều trị không đúng cách, không kịp thời sẽ gây các biến chứng nguy hiểm.
Các dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi
Biểu hiện của trẻ trong giai đoạn ủ bệnh gần giống với các bệnh cảm sốt thông thường, các biểu hiện khi trẻ bị sốt siêu vi:
- Người bị đau nhức, mệt mỏi toàn thân
- Trẻ bị sốt, mới đầu có thể có biểu hiện nhẹ hoặc sốt rất cao lên đến 40°C
- Cường độ sốt có thể diễn ra ngắt quãng hoặc liên tục
- Trẻ bị viêm họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, bị đỏ mắt, bị đau khớp, đau đầu và có thể da xuất hiện các nốt ban đôt
Các triệu chứng này có thể không rõ rành và dễ nhầm lẫn nên cần các bố mẹ quan sát và theo dõi chặt chẽ.
Biểu hiện ở giai đoạn phát bệnh của trẻ bị bị sốt siêu vi:
- Dấu hiện đầu tiên là trẻ sốt rất cao, thậm chí có thể lên đến 40-41oC. Khi cho trẻ hạ sốt, trẻ lại chơi bình thường, tỉnh táoThu
- Trẻ bị đau cơ thể, cơ bắp hay kêu đau khắp người
- Trẻ quấy khóc, đâu đầu nhưng vẫn tỉnh táo
- Trẻ bị viêm đường hô hấp với các biểu hiện như: ho, họng đỏ, hắt hơi, chảy nước mũi…
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do virus đường tiêu hóa, đi đại tiện lỏng, chất nhày, không máu
- Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện muộn hơn mấy ngày
- Trẻ bị nôn, nôn nhiều lần thường xuất hiện sau khi ăn
- Trẻ bị viêm kết mạc: Kết mạc mắt của trẻ có thể bị đỏ, chảy nước mắt, có dử mắt…
- Trẻ bị viêm hạch: Trẻ bị các hạch vùng mặt, đầu, cổ, thường sưng to và đau, có thể sờ thấy, nhìn thấy
Khi nào cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế?
- Trẻ sốt cao liên tục 2 ngày trở lên, chân tay bị run rẩy
- Trẻ Đau bụng, nôn ói liên tục
- Toàn thân trẻ nổi ban
- Trẻ đi ngoài thấy phân lẫn máu hoặc phân đen
- Trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường như giật mình, hoảng hốt
Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt siêu vi
- Bố mẹ cần nhớ các bệnh do virus gây ra thường chưa có thuốc đặc tr; khi trẻ bị sốt virus chủ yếu là điều trị triệu chứng áp dụng các biện pháp sau:
- Trẻ cần hạ sốt: cần hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ, từ 4h -6h giảm sốt 1 lần
- Trẻ cần được hạ sốt vật lý bằng cách lau mình trẻ bằng khăn mát; để trẻ mặc quần áo mỏng, nằm nơi thoáng mát, lau mồ hôi
- Với trẻ tiền sử sốt co giật cần chăm sóc thật cẩn thận, khi trẻ sốt cao trên 28.5 độ thì nên hạ sốt kèm thuốc chống co giật theo đơn của bác sỹ.
- Trẻ cần được bù nước và điện giải do sốt cao trẻ bị mất nước, cơ thể bị rối loạn cân bằng điện giải.
- Có thể cho trẻ uống oresol theo hướng dẫn, cháo muối nấu loãng…
- Cần vệ sinh cho trẻ nhỏ natriclorid 0,9% vào mũi mắt, không để trẻ bị bội nhiễm về đường hô hấp
- Trẻ cần được bổ sung đủ nước, khi trẻ bị sốt cao, bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, bị nôn …trẻ sẽ bị mất nước nhiều. Nếu trẻ còn bú mẹ cần cho bé bú mẹ thường xuyên để bổ sung nước.
- Trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ cơ thể, tắm nước ấm trong phòng kín tránh gió và nhiễm lạnh
- Trẻ cần được bổ sung dinh dưỡng nâng cao đề kháng cơ thể, bé trên 6 tháng tuổi cần cho bé ăn thức ăn lỏng như súp, thức ăn mềm để dễ tiêu hóa. Khi bé khỏe hơn cần bổ sung cháo, rau quả…
- Giữ vệ sinh khi chăm sóc trẻ, rửa tay thường xuyên phòng tránh lây lan bệnh
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ nhà cửa luôn được khô ráo, không để vi khuẩn và ẩm mốc sinh sôi
Cách phòng ngừa sốt siêu vi
- Cho trẻ ăn uống đủ dinh dưỡng, khoa học để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Không để trẻ em đưa đồ chơi lên miệng, cần rửa tay đúng cách khi chăm sóc trẻ, trẻ cần được rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Chi trẻ tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của cơ sở tiêm ồng
- Khi ho hay hắt hơi cần che miệng, dùng khăn giấy và cho vào thùng rác
- Theo dõi sát sao tiến trình của bệnh để đưa đến cơ sở y tế kịp thời
- Không khí trong nhà cần trong lành, khoáng khí.
- Nên dùng máy lọc không khí loại bỏ vi khuẩn có hại, giúp ngôi nhà luôn sạch sẽ, tránh nấm mốc
Beurer Việt Nam