Dị ứng da mặt – Nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng da mặt – Nguyên nhân và cách điều trị

Mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người lớn, không phân biệt độ tuổi, giới tính đều có thể mắc phải dị ứng da mặt. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng da mặt. Có thể là do các yếu tố từ môi trường. Có thể do cơ địa của tưng người. Có thể do dùng các lợi mỹ phầm không rõ nguồn gốc kém chất lượng. Qua đây chúng ta sẽ cùng tìnm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như các phương pháp phòng chống và điều trị.

Dị ứng da mặt cũng như các loại dị ứng khác mà ta thường gặp chủ yếu là do cơ địa của người hay các yếu tố dị nguyên từ môi trường bên ngoài, do chúng ta sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng hoặc không phù hợp.

Những triệu chứng thường gặp:

dị ứng da mặt - nguyên nhân và cách điều trị

• Nổi mần đỏ

• Ngứa kèm tổn thương da

• Da bị phát ban thành từng mảng

• Sưng, tấy ở từng vùng da

• Vùng bị dị ứng có cảm giác nóng ran như bị châm chích

• Bề mặt bị nứt chảy máu.

Khi bị các tác nhân gây dị ứng kích thích một loại chất kháng tự nhiên trong cơ thể là histamine được tiết ra vat tạo nên các phản ứng dị ứng trên da.

Dị ứng da mặt có thể có các biểu hiện khác nhau tuỳ theo cơ địa vùng da bị dị ứng. Biểu hiện có thể chỉ là những chấm đỏ cũng có thể lan rộng ra thành từng mảng đỏ kèm theo sưng tấy. Biểu iện có thể tổn thương ở các vùng da như mí mắt, cằm hoặc môi.

Dị ứng da mặt vô cùng nghiêm trọng do vùng da này không được bảo vệ kín như các vùng da khác trên cơ thể. Da mặt cũng là nơi có cấu trúc mỏng nhẹ nên rất dễ bị tổn thương. Nếu không được xử lý nhanh chóng rất có thể để lại sẹo lâu dài. Ngoài da khuôn mặt là nơi có khả năng tiếp xúc với dị nguyên nhiều nhất nên tình trạng viêm – nhiễm trùng sau khi dị ứng cũng dễ xảy ra hơn.

Các nguyên nhân gây nên dị ứng da mặt

1. Dị ứng thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột như nhiệt độ, ánh sáng độ ẩm, … là nguyên nhân chính kích hoạt tình trạng dị ứng thời tiết. Ngoài ra, những yếu tố tác nhân khác trong không khí như bụi bẩn, phấn hoa, gió hay nấm mốc… cũng được cho là liên quan. Những yếu tố này sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng nguyên IgE. Từ đó sẽ phá vỡ phức hợp giữa protein và histamine. Khi histamine được phóng thích thì trên da sẽ bắt đầu kích hoạt các triệu chứng bất thường. Điển hình như nổi mẩn đỏ gây ngứa, viêm mạc mũi cũng có thể bị sưng ngứa và tiết dịch bất thường.

2. Dị ứng do mỹ phẩm

Việc lạm dụng các mỹ phẩm không rõ nguốn gốc hoặc không phù hợp với cơ địa cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dị ứng da mặt xảy ra. Phần lớn thường gặp ở nữ giới. Do yếu tố công việc phải trang điểm thường xuyên. Do tiếp xúc với mỹ phẩm hàng ngày khiến làn da trở lên yếu ớt cũng như dễ bị kích ứng nếu như không được chăm sóc kĩ.

3. Dị ứng do thức ăn

Dị ứng với thức ăn là một trong nhứng nguyên nhân được coi là phổ biến mà không cần điều trị. Các trường hợp bị dị ứng với thức ăn thường booir mề đay, ngứa ngáy nổi mẩn đỏ trên da.

Các thực phẩm dẽ gây dị ứng nhất là hải sản, lạc (đậu phộng), thịt sống, mật ong. Nguyên nhân trong đó có chứa các chất kháng sinh cao từ đó tạo ra các phản ứng ngoài da. Các phản ứng như phù mạch, ngưa da, nhưng nó thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi biến mất.

4. Dị ứng do cơ địa của một người

Cơ địa nhạy cảm rấ dễ gây nên dị ứng so với người bình thường. Cơ địa nhạy cảm chiếm 80% nguyên nhân gây nên viêm da dị ứng. Cơ thể mỗi người đều có một hệ thống miễn dịch. Hệ thống này sẽ sinh ra một loại kháng sinh bảo vệ ta khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh. Ở người có cơ địa nhạy cảm thường có hệ miễn dịch yếu, vì thế các kích ứng ngoài da sẽ dễ bùng phát hơn.

Dị ứng da mặt có nguy hiểm gì không?

dị ứng da mặt - nguyên nhân và cách điều trị

Với các biểu hiện khác nhau nếu bệnh nhân bị nhẹ thì sẽ tự khỏi còn bị nặng thì cần nhờ đến các phương pháp chữa trị như dùng thuốc.

Hệ miễn dịch trên da bị suy yếu, làn da không có sức kháng lại các nguyên nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

• Dị ứng gây phù và đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt, nhiều bệnh nhân bị dị ứng tỏ ra e ngại khi giao tiếp xã hội.

• Mức độ dị ứng nghiêm trọng sẽ để lại sẹo hoặc các vùng da bị chàm hóa lâu ngày khó điều trị.

• Do cấu trúc tầng da đã bị phá hủy sau nhiều đợt bùng phát dị ứng. Cho nên làn da không được bảo vệ trước ánh nắng mặt trời, điều này làm tăng nguy cơ ung thư da.

• Tình trạng dị ứng gây ngứa khiến cho bệnh nhân gãi nhiều, gây trầy xước vùng mặt, tạo điều kiện nhiễm trùng.

Tuy nhiên nếu điệu trị tích cực một cách nhanh chóng thì dị ứng sẽ được đẩy lùi. Thể hiện một cách rõ rệt trong vòng 3-5 ngày. Đa số còn tuỳ vào khả năng thích ứng của từng người.

Biện pháp chăm sóc hiệu quả:

• Rửa sạch mặt rồi đắp muối sinh lý giúp kháng khuẩn

• Chườm lạnh giúp giảm đáng kể cơn ngứa ngáy

• Dùng kem dưỡng ẩm tránh da khô ráp bong tróc

• Vệ sinh da mặt sạch sẽ khi ra ngoài về

• Đeo khẩu trang khi ra ngoài

• Tẩy trang kèm chăm sóc da đúng cách

Ngoài ra còn chữa trị bằng thuốc:

Các triệu chúng nặng kéo dài quá 36 giờ ta không thể tự chữa trị tại nhà. Sau đay là một số loại thuốc bôi, uống hiệu quả cho dị ứng da mặt: Penergan cream, thuốc bôi chứa Methol 1%, corticod, thuốc kháng Histamine. Mọi loại thuốc ta đều phải nghe theo chỉ định của bác sĩ từ cách dùng cũng như thời gian sử dụng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Người bệnh nên tránh ăn các thực phẩm dễ gây kích ứng trong thời gian bị bệnh. Các chất phụ gia như đường, muối.. thay vào đó người bệnh cần ăn các thực phẩm cung cấp chất đề kháng. Cần uống nhiều nước. kiêng các loại nước uống có gas, cà phê, …

Da mặt có 80% thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Đối với những làn da dị ứng khi cháy nắng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các nguồn kích ứng khác. Khi đang bị dị ứng bạn nên hạn chế ra ngoài, hoặc nếu ra ngoài bắt buộc phải che chắn kỹ .

Dị ứng da mặt là một triệu chứng xảy ra rất phổ biến. Tuy nhiên nếu tình trạng dị ứng nặng, người bệnh nên tìm đến các trung tâm y tế để được hướng dẫn điều trị đúng hướng. Đồng thời chú ý đến nguyên nhân gây dị ứng. Điều đó phòng ngừa tình trạng này tái phát trong những lần sau.

Beurer Việt Nam