Chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin COVID-19 

Bên cạnh quá trình chăm sóc, theo dõi thì chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin COVID-19 cần chú ý những gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp người tiêm nhanh chóng hồi phục trạng thái sức khỏe, giảm thiểu sự ảnh hưởng của các phản ứng sau tiêm.

1. Có cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin COVID-19 không?

Tiêm vắc xin COVID-19 là giải pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa và hạn chế sự ảnh lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp dưới ảnh hưởng của virus Sars-Cov-2 tại thời điểm hiện nay. Sau khi tiêm vắc xin, hầu hết người tiêm sẽ gặp phải các phản ứng nhẹ như sốt, đau nhức, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, mẩn đỏ,…

Theo các chuyên gia y tế, để giảm bớt các phản ứng có thể xảy ra nói trên, chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin COVID-19 cần có những sự điều chỉnh thích hợp. Điều này không chỉ giúp tối ưu hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng mà còn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

2. Chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin COVID-19?

Để hỗ trợ và tăng cường sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể, chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin COVID-19 cần được bổ sung đa dạng và cân đối các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật.

Bổ sung nước cho cơ thể

Nước giữ vai trò quan trọng đối với các hoạt của cơ thể, bảo vệ các mô, tăng cường quá trình lưu thông máu, đào thải độc tố,… Sau tiêm vắc xin, người tiêm có thể bị sốt, do đó, việc bổ sung nước là cần thiết, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng.

Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc, thay vào đó nên chia nhỏ và uống từ từ. Có thể pha thêm một chút muối hoặc khi uống. Cũng có thể bổ sung nước bằng việc uống nước ép rau xanh, nước ép hoa quả hoặc nước oresol.

chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin covid-19  9

Người sau tiêm vắc xin COVID-19 nên uống nhiều nước và uống đúng cách

Ăn nhiều hoa quả, rau xanh

Bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn của người sau tiêm vắc xin COVID-19 là cần thiết, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm. Bởi chúng có chứa nhiều dưỡng chất, các chất chống oxy hóa, hợp chất phenolic giúp khám viêm hiệu quả. Theo khuyến cáo, người sau tiêm nên ăn từ 200 – 300g rau xanh mỗi ngày.

Các loại rau xanh được khuyến cáo sử dụng có thể kể đến như cải bó xôi, cải xanh, rau bina, rau bí, rau ngót,…

Ngoài ra, theo khuyến cáo, người sau tiêm vắc xin COVID-19 nên dùng từ 100 – 200g hoa quả chín mỗi ngày. Hoa quả chính là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C và khoáng chất. Có thể ép hoa quả lấy nước uống mỗi ngày.

Bổ sung đạm và protein từ động vật

Nhóm thực phẩm giàu đạm và protein từ động vật nên được bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của người sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể kể đến như:

  • Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh Omega-3 hiệu quả cho cơ thể giúp kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Nên ưu tiên sử dụng cá hồi, cá trích, cá thu,…
  • Trứng có chứa nhiều protein cùng các loại axit amin thiết yếu, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, với người bị tiểu đường sau tiêm, cần bổ sung loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn.
  • Thịt gà là thực phẩm đồng thời giàu đạm và protein có thể cung cấp cho cơ thể. Có thể ăn từ 2 – 3 lần/tuần sau tiêm.

chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin covid-19  11

Sử dụng cá hồi trong chế độ dinh dưỡng của người tiêm vắc xin COVID-19

Sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin

Mỗi loại vitamin có những lợi ích khác nhau với cơ thể. Người sau tiêm vắc xin COVID-19 nên sử dụng các loại thực phẩm như sau:

Vitamin A

Có trong dầu cá, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang, đậu mắt đen, cá trích, các loại gan động vật như gan bò, lợn, gà,… Vitamin A tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.

Vitamin D

Thiếu hụt vitamin D có thể gây ra sự rối loạn các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Sau tiêm, nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin D như hàu, mục nhĩ, nấm, lòng đỏ trứng, tôm,…

chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin covid-19  13

Vitamin D giúp tối ưu hiệu quả hệ miễn dịch của người sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Vitamin E và C

Hai loại vitamin này đóng vai trò như một chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể, giúp bảo vệ tế bào và tăng sức để kháng cực kỳ hiệu quả. Do đó, bổ sung vitamin E và C trong chế độ dinh dưỡng của người sau tiêm vắc xin COVID-19 là cần thiết.

Vitamin E có chứa nhiều trong các loại thực phẩm như măng tây, bông cải xanh, hạnh nhân, quả bơ, hạt hướng dương,… Vitamin C xuất hiện nhiều ở khoai tây, cà chua, dâu tây, ớt chuông, súp lơ trắng.

Bổ sung khoáng chất vi lượng

Sắt và Kẽm là hai loại khoáng chất vi lượng cần được ưu tiên bổ sung với người sau tiêm vắc xin COVID-19. Chúng thường có nhiều trong cá, thịt bò, trứng, hàu, ngao, nấm hướng,…

Sử dụng các loại thực phẩm mềm

Một số người sau tiêm có thể cảm thấy buồn nôn liên tục hoặc không muốn ăn. Do đó, chế độ dinh dưỡng của người sau tiêm vắc xin COVID-19 nên có các thức ăn mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa như súp, các món hầm, cháo,… Nếu quá khó ăn, có thể chia thành các bữa nhỏ.

3. Những vấn đề cần được lưu ý sau tiêm vắc xin COVID-19?

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý nhất có thể, người sau tiêm vắc xin COVID-19 cũng cần chú ý những vấn đề sau:

Không sử dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích sau tiêm

Theo khuyến cáo, người sau tiêm vắc xin không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia hoặc các chất kích thích. Bởi các chất này có khả năng gây ức chế hoặc gây rối loạn cho hệ miễn dịch, đồng thời khiến cơ thể mất nước và tăng nguy cơ gây biến chứng sau tiêm.

chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin covid-19  15

Không nên sử dụng đồ uống có cồn sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Không nên ăn đồ chiên, thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa. Khi đưa vào cơ thể, có thể gây ra các phản ứng viêm, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nghỉ ngơi và chỉ nên vận động nhẹ sau tiêm

Người sau tiêm vắc xin COVID-19 thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức,… Do đó, cần có thời gian nghỉ ngơi nhất định để cơ thể có trạng thái ổn định nhất. Ưu tiên vận động hoặc tập các bài thể dục nhẹ nhàng thay vì vận động mạnh.