Cách sử dụng thuốc khi dùng máy khí dung
Hiện nay tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nặng nề kéo theo các bệnh về đường hô hấp ngày càng tăng cao. Thay vì đến bệnh viện và các phòng khám thường xuyên người bị bệnh đã lựa chọn sử dụng máy khí dung vừa thuận tiện vừa đảm bảo. Nhưng sử dụng sao cho đúng và hợp lý thì không phải ai cũng biết.
Vậy sử dụng thuốc bằng máy khí dung có lợi ích như thế nào; hãy xem bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích khi dùng thuốc bằng máy khí dung
Ưu điểm của việc dùng thuốc bằng máy khí dung là có thể đưa thuốc trực tiếp đến vị trí cần tác dụng; đó là các niêm mạc ở vùng mũi – họng; thanh quản; khí quản; xoang, phế quản và phế nang…
Trong khi đó thuốc đưa bằng đường uống hoặc tiêm sẽ phải mất 1h-2h để phát huy tác dụng. Còn đối với thuốc sử dụng bằng máy khí dung; chỉ cần 30 phút là đã có thể thấy tác dụng của thuốc.
Khi sử dụng thuốc bằng máy khí dung có thể đưa thuốc đến vị trí cần thiết nên sẽ giảm tối thiểu các kích ứng cho toàn bộ cơ thể; , nhất là các loại thuốc có chứa corticoid.
Không chỉ vậy, dùng các thuốc giãn phế quản bằng đường hít cũng làm giảm bớt phần nào những tác dụng phụ thường có khi uống hoặc tiêm như run tay, hồi hộp, nhịp tim nhanh…
Bệnh nào thuốc nấy
Dựa trên bệnh án của bệnh nhân bác sĩ sẽ kê thuốc cho từng loại bệnh. Đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh về tai –mũi-họng dị ứng hắt hơi; sổ mũi; nghẹt mũi thì thông thường bác sĩ sẽ kê thuốc dạng nước để xông, nhưng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm, nhiễm khuẩn thì phải phối hợp thêm kháng sinh để làm giảm viêm nhiễm. Ngoài tai –mũi-họng, bệnh nhân có tiền sử bệnh như hen phế quản; co thắt khí quản; hen xuyễn; viêm phổi mãn tính … cũng có thể dùng phương pháp xông thuốc bằng máy khí dung để làm giảm các cơn khó thở của bệnh nhân.
Thuốc sử dụng cho khí dung tai mũi họng
Hiện nay các cơ sở y tế thường phối hợp các thuốc trong điều trị bệnh bằng khí dung tai mũi họng.
Khí dung vùng mũi
Mục đích là điều trị một số bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ngạt mũi. Các thuốc thường dùng là thuốc co mạch, kháng viêm và kháng sinh kết hợp với nhau theo tỷ lệ phù hợp, liều lượng phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân để điều chỉnh. Điều kiện tiên quyết khi thực hiện khí dung đúng cách đường mũi là phải làm sạch dịch mũi trước khi phun để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khí dung vùng họng
Mục đích chính của khí dung vùng họng là điều trị các bệnh như đau họng; viêm abidan hoặc mạn tính. Trong đó, các thuốc được sử dụng nhiều nhất là kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm các cơn đau.
Thời gian điều trị khi sử dụng khí dung
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc bằng khí dung thông thường một đợt thuốc điều trị sẽ kéo dài từ 5-7 ngày liên tiếp, mỗi ngày sẽ duy trì từ 1-2 lần.
Nhưng nếu tình trạng bệnh của người sử dụng không có tiến triển thì cần đi tái khám lại để bác sĩ đánh giá lại tình trạng bệnh và quyết định có nên điều trị tiếp hay không và để thay đổi đơn thuốc.
Nếu như trong trường hợp bệnh nhân không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm mà lại tự ý tăng số liều dùng nên hay còn gọi là lạm dụng thuốc thì có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn: độc thận, suy giảm hệ miễn dịch của gan, ảnh hưởng tới các dây thần kinh…
Tác dụng phụ khi lạm dụng thuốc
Nếu lạm dụng thuốc và tự điều trị kéo dài sẽ có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc như: độc cho thận; hại gan; ảnh hưởng dây thần kinh; bệnh gân xương… Ví dụ sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các dây thần kinh và trí nhớ.
Bên cạnh tác dụng phụ không mong muốn của thuốc sử dụng cho máy khí dung: kích thích mũi gây cảm giác bỏng, rát, hắt hơi, ngạt tắc mũi do phản ứng giãn mạch khi dùng lượng thuốc co mạch nhiều; loét niêm mạc mũi gây chảy máu…
Các tác dụng phụ tại chỗ khi sử dụng máy phun khí dung là: ho, khàn giọng; nhiễm nấm vùng hầu họng; kích thích niêm mạc hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Phòng tránh các tác dụng phụ này bằng cách súc miệng và dùng sữa rửa mặt sau khi xông.
Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc.
Ai cũng có thể mua máy khí dung về nhà sử dụng; nhưng việc sử dụng thuốc (về loại thuốc và liều lượng dùng, cách pha thuốc) thì phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không được tự ý dùng thuốc xông; nhất là các thuốc corticoid hay kháng sinh.
Nếu dùng không đúng; không những không hết bệnh mà còn làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Ngay cả các loại tinh dầu (hay ống hít bán sẵn làm thông mũi) cũng không được dùng cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ (dưới 18 tháng) vì có thể gây ức chế hô hấp; người lớn cũng không được lạm dụng bừa bãi vì sẽ gây nghiện và giảm khứu giác.
Khi sử dụng thuốc cho máy khí dung phải tuân thủ tuyệt đối cách pha thuốc bởi nếu pha không đúng liều lượng quá nhiều hoặc quá ít đều sẽ bị ảnh hưởng. Nếu như pha ít thuốc chỉ lơ lửng vào vòm họng không xuống được các phế quản; còn nếu như pha quá đặc hay quá liều sẽ gây ra những phản ứng phụ cho cơ thể.
Cách pha thuốc
Khi sử dụng máy phun khí dung phải tuân thủ cách pha thuốc; vì nếu pha không đúng liều lượng hoặc quá loãng hay quá đặc; các hạt phun sương không đúng kích thước sẽ không tác dụng vào bên trong phế quản; hoặc lơ lửng bám vào thành họng, chưa kịp xuống đến các phế quản.
Sử dụng phụ kiện
Cấu tạo của mỗi máy khí dung đa phần đều có kèm theo mặt nạ hoặc ống ngậm. Do tùy từng nhu cầu sử dụng của người bệnh mà có thể chọn một trong hai; nhưng nếu sử dụng ống ngậm thì lượng khí dung xuống phổi sẽ dược nhiều hơn khi sử dụng mặt nạ. Tuy nhiên việc sử dụng ống ngậm phải đòi hỏi sự hợp tác của người bệnh trong trường hợp này không nên sử dụng ống ngậm cho trẻ em dưới 5 tháng tuổi.
Nên lưu ý phải đảm bảo vệ sinh cho máy phun khí dung; sử dụng dây và mặt nạ riêng và sau mỗi lần xông phái được rửa bằng dung dịch sát trùng nếu muốn sử dụng lại. Sau một thời gian sử dụng; máy phải được vệ sinh kỹ lưỡng, thay phần lọc không khí để tránh nhiễm vi khuẩn và nấm mốc.
Beurer Việt Nam