Thời gian yêu cầu: 15 – 20 phút trong lần tiêm đầu tiên, sau đó thạo hơn sẽ giảm dần.
1.Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết bao gồm: Một ống tiêm, lọ đựng insulin, miếng bông gòn tẩm cồn. Người bệnh nên bỏ chung các vật dụng cần thiết vào một túi nhỏ để dễ dàng lấy ra sử dụng. Insulin phải được bảo quản lạnh.
Chuẩn bị dụng cụ để tiêm insulin
2. Kiểm tra hạn sử dụng của lọ insulin. Insulin sẽ mất hiệu quả sau 30 ngày.
3. Rửa tay bằng xà phòng và lau khô. Để lọ insulin vào giữa bàn tay và lăn qua lăn lại nhẹ nhàng. Điều này giúp trộn đều thành phần của insulin. Không lắc mạnh lọ insulin vì có thể khiến chúng hư hỏng.
4. Mở miếng bông tẩm cồ
5. Để ống tiêm trong lòng bàn tay, để đầu tim vào giữa ngón cái và ngón trỏ. Kéo nắp lọ ra mà không chạm vào kim.
6. Ước lượng insulin cần thiết vào ống tiêm. Kéo pittong và rút không khí vào trong ống tiêm với cùng lượng insulin cần thiết. Đưa mũi kim vào nút cao su của lọ và đẩy pittong để bơm không khí vào chai. Điều này rất quan trọng giúp lấy được lượng insulin cần thiết một cách dễ dàng vì không khí sẽ chiếm chỗ của insulin và cân bằng áp suất trong lọ.
7. Rút kim ra khỏi lọ.
8. Nếu có bong bóng mắc kẹt trong ống tiêm, khơi thông nhẹ nhàng bằng móng tay. Đẩy các bong bóng không khí trở lại vào lọ và kéo một lần nữa để lấy được số insulin cần thiết. Lấy kim ra khỏi chai.
9. Lựa chọn vị trí tiêm. Cần thay đổi vị trí liên tục để tránh bị sưng tấy.
10. Sử dụng miếng bông gòn tẩm cồn lau khác day nhẹ một đến 2 phút tại vị trí tiêm. Thư giãn cơ bắp để giảm đau.
11. Dùng ngón trỏ và ngón cái véo nhẹ nhàng. Lấy ông tiêm và đặt kim 1 góc 90 độ so với vị trí tiêm. Nếu tiêm cho trẻ em thì có thể đặt nghiêm 45 độ. Nhẹ nhàng đẩy kim vào dùng da. Đẩy pittong để cho toàn bộ insulin vào trong cơ thể.
12. Sau vài dây rút kim ra. Nếu chảy máu, sử dụng ngón tay giữ chặt vị trí tiêm và cầm máu trong vài dây.
Tiêm bắp tay ( ảnh minh họa )
13. Đậy nắp kim tiêm cẩn thận để tránh dẫm phải. Vứt bỏ ống tiêm đúng quy cách. Nếu sử dụng lại cần bảo quản trong hộp kín có nắp đậy.
14. Đặt lọ insulin còn dư trong tủ lạnh và cất các dụng cụ cần thiết và hoàn tất việc tiêm insulin cho người tiểu đường.
Một số người thườing sử dụng lại bơm tiêm để tiết kiệm chi phí nhưng các nhà sản xuất không khuyến khích vì khi đã sử dụng 1 lần, bơm kim tiêm không còn được vô trùng. Sau khi tiêm insuslin 1 đến 2 giờ cần kiểm tra đường huyết hoặc bất cứ khi nào có triệu chứng
hạ đường huyết.