Kỹ thuật đo và theo dõi chỉ số SPO2
Chúng ta chắc chắn đã nghe rất nhiều lần cụm từ “Chỉ số SPO2” sau khi đi khám chữa bệnh tại các bệnh viện. Vậy chỉ số SPO2 là gì? Kỹ thuật đo và theo dõi chỉ số SPO2 sẽ được thực hiện như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn.
Định nghĩa chỉ số SPO2 là gì?
Chỉ số SPO2 là độ bão hòa oxy mao mạch trong máu ngoại vi, là một dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. Chỉ số này được đo qua da dễ dàng thông qua đầu dò SPO2 kẹp ở các đầu ngón tay, ngón chân của người bệnh.
SPO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen – độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu một cách khác, SPO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng .
Nó có thể được đo bằng phép đo xung – một phương pháp gián tiếp, không xâm lấn (không đưa các dụng cụ vào trong cơ thể). Nó hoạt động bằng cách phát ra và tự hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu hoặc mao mạch trong đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Sự thay đổi của sóng ánh sáng xuyên qua ngón tay, ngón chân hoặc dái tai sẽ cho biết kết quả của phép đo SpO2 vì mức độ oxy bão hòa gây ra các biến đổi về màu sắc của máu
Ý nghĩa của việc đo chỉ số SPO2
Kiểm tra được lượng oxy trong máu giúp bác sĩ phát hiện ra được những bất thường và có giải pháp xử lý kịp thời. Theo dõi chỉ số SPO2 thường xuyên giúp tăng hiệu quả trong quá trình theo dõi người bệnh.
Như các bạn đã biết cơ thể chúng ta có 5 dấu hiệu sinh tồn : mạch , nhiệt độ , huyết áp, nhịp thở và SPO2. SPO2 có ý nghĩa rất quan trọng với sức khỏe con người. Khi cơ thể bạn thiếu oxy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy hoặc thiếu oxy máu.
Khi thiếu oxy hay không có oxy, não, phổi và các cơ quan khác của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Đối tượng đo và theo dõi Spo2
– Thực hiện trong tất cả các cuộc giải phẫu trong phòng mổ.
– Bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp, rối loạn nhịp tim , tụt huyết áp hay khó thở.
– Bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng như cần hồi sức như đột quỵ não…
– Trẻ sinh non hay trẻ suy hô hấp.
– Phụ nữ sau khi sinh mất sức quá nhiều.
Các biểu hiện khi chỉ số SPO2 giảm
+ Giảm trí nhớ hay quên.
+ Có các biểu hiện về hô hấp : khó thở, thở khò khè..
+ Màu sắc của da bị thay đổi.
Thang đo tiêu chuẩn
+ Nếu chỉ số oxy trong máu tốt: SPO2 dao động từ 96%-99%.
+ Nếu chỉ số oxy trong máu đạt mức trung bình cần thở oxy: SPO2 dao động từ 93%-95%
+ Nếu chỉ số oxy trong máu ở lượng thấp SPO2 dao động ở mức 90%-92%, lúc này cần báo với bác sĩ .
+ Nếu SPO2 dưới 92% dấu hiệu suy hô hấp rất nặng
+ Nếu SPO2 dưới 90% biểu hiện của một ca cấp cứu lâm sàng.
Quy trình thực hiện đo và theo dõi chỉ số SPO2
Bước 1
Kiểm tra tình trạng toàn thân của bệnh nhân.
Bước 2
Kiểm tra lại toàn bộ dụng cụ xem đầy đủ chưa , cáp đeo kèm đầu dò phải phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân và mang đến giường bệnh nhân cần theo dõi.
Bước 3
Chuẩn bị máy. Đặt máy theo dõi ở vị trí dễ nhìn dễ quan sát ,chắc chắn và thuận tiện nhất. Cho người bệnh nằm ở tư thế thoải mái, an toàn. Bật máy đo chỉ số SPO2 khi đã kết nối với cáp đo, kiểm tra độ chuẩn xác của máy sau đó cài đặt các giới hạn và báo động trên máy.
Bước 4
Kết nối máy đo với người bệnh bằng cách đưa đầu nối cáp đo vào đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân của người bệnh. Nếu thấy đầu dò chưa chắc chắn có thể dán lại tránh trường hợp bệnh nhân cử động bị rơi ra.
Bước 5: Ghi phiếu theo dõi.
Chi tiết: HƯỚNG DẪN
Quy trình theo dõi chỉ số SPO2 tiến hành như thế nào?
– Nhịp đập của mạch sẽ thể hiện rõ nhất độ chính xác của sóng SPO2.
– Theo dõi liên tục khi có các báo động xảy ra để có phương án giải quyết kịp thời. Sau đó ghi lại vào phiếu theo dõi.
– Liên tục quan sát bệnh nhân đo SPO2 dự phòng nhiễm khuẩn.
Những lưu ý cần thiết về kỹ thuật đo SPO2.
– Luôn luôn để ý tới vị trí kết nối của người bệnh với đầu dò xem có những tổn thương không.
– Trường hợp oxy máu quá thấp đo SPO2 sẽ không phát hiện được thế nên cần phải theo dõi các biểu hiện của bệnh nhân.
– Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của SPO2:
– Điều chỉnh máy đo trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép.
– Thành mao mạch bị tổn thương.
– Yếu tố ánh sáng xung quanh .
– Sơn móng tay và màu sắc dưới da.
– Do cử động của bệnh nhân.
Beurer Việt Nam