Vắc-xin COVID-19 cho những người có sẵn bệnh lý nền

Vắc-xin COVID-19 cho những người có sẵn bệnh lý nền

Vắc-xin ngừa COVID-19 có thể được tiêm cho hầu hết những người có sẵn bệnh nền. Thông tin này nhằm mục đích giúp những người thuộc các nhóm sau; đưa ra quyết định khi nắm rõ thông tin về việc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.

Những người có sẵn bệnh nền thuộc nhóm có nguy cơ cao vì COVID-19

vắc-xin covid-19 cho những người có sẵn bệnh lý nền

Người trưởng thành ở mọi độ tuổi có bệnh nền nhất định; có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng cao hơn do chủng vi-rút gây bệnh COVID-19: Vắc-xin ngừa COVID-19 được khuyên dùng; và có thể tiêm cho hầu hết những người có bệnh nền.

Người trưởng thành ở bất kỳ độ tuổi nào có các bệnh sau đây; có thể có khả năng mắc bệnh nghiêm trọng hơn do COVID-19.

Bệnh nghiêm trọng có nghĩa là một người bị nhiễm COVID-19 có thể cần phải:

-Nhập viện

-Săn sóc đặc biệt

Máy thở để giúp họ thở

-Hoặc họ thậm chí có thể chết

Ngoài ra:

Người trưởng thành lớn tuổi hơn có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng; do COVID-19 cao hơn. Hơn 80% trường hợp tử vong do COVID-19 xảy ra ở người trên 65 tuổi, và hơn 95% trường hợp tử vong do COVID-19 xảy ra ở người trên 45 tuổi.

Những bất bình đẳng từ lâu về xã hội và sức khỏe hệ thống về lâu dài; đã đẩy một số các nhóm người vào nhóm có nguy cơ cao và tử vong vì COVID-19, bao gồm nhiều nhóm dân tộc và chủng tộc thiểu số và những người bị khuyết tật.

Các nghiên cứu đã cho thấy những người từ các nhóm dân tộc và chủng tộc thiểu số cũng đang có người tử vong vì COVID-19 ở độ tuổi trẻ hơn. Những người ở các nhóm dân tộc thiểu số thường ở độ tuổi trẻ hơn khi họ mắc bệnh mãn tính và có thể mắc nhiều hơn một bệnh.

Những người khuyết tật

Những người khuyết tật có nhiều khả năng hơn những người không bị khuyết tật bị các bệnh mãn tính; sống trong môi trường tập trung đông người và phải đối mặt với nhiều rào cản hơn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Các nghiên cứu đã cho thấy một số người với một số tình trạng khuyết tật nhất định; có nhiều khả năng nhiễm COVID-19 và có hệ quả tệ hơn.

Nếu quý vị mắc một bệnh; hãy nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ y tế của mình về các bước mà quý vị có thể thực hiện để quản lý các rủi ro và sức khỏe của mình.

Các biện pháp ngăn chặn đối với COVID-19 (bao gồm tiêm chủng, đeo khẩu trang và cách ly giao tiếp xã hội là đặc biệt quan trọng nếu quý vị tuổi cao hoặc mắc nhiều bệnh hay mắc bệnh nghiêm trọng.

Hệ miễn dịch bị suy giảm

vắc-xin covid-19 cho những người có sẵn bệnh lý nền

Những người có HIV và những người có hệ miễn dịch bị suy giảm; do các căn bệnh hoặc thuốc khác có thể có nguy cơ cao mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng. Họ có thể tiêm vắc-xin COVID-19. Tuy nhiên, họ nên biết về dữ liệu an toàn còn hạn chế:

– Thông tin về độ an toàn của vắc-xin ngừa COVID-19; cho những người có hệ miễn dịch bị suy giảm trong nhóm này hiện vẫn chưa có sẵn.

– Những người có HIV được đưa vào trong các thử nghiệm lâm sàng dù hiện vẫn chưa có dữ liệu về độ an toàn dành riêng cho nhóm này.

– Nếu quý vị đang có bệnh hay đang uống thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch, quý vị KHÔNG THỂ được bảo vệ hoàn toàn; ngay cả khi đã tiêm chủng đầy đủ. Nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ngay cả sau khi tiêm chủng, quý vị có thể cần tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa.

Bệnh tự miễn dịch

Những người có bệnh tự miễn dịch có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Tuy nhiên, họ nên biết rằng hiện không có dữ liệu về độ an toàn của vắc-xin ngừa COVID-19 đối với những người có bệnh tự miễn dịch. Những người trong nhóm này đủ điều kiện ; để tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng. Quý vị có thể tìm thêm thông tin về các cuộc thử nghiệm lâm sàng; của vắc-xin ở bên dưới.

Hội chứng Guillain-Barre (GBS)

Những người trước đây mắc phải hội chứng GBS có thể tiêm vắc-xin COVID-19. Đến nay chưa thấy báo cáo ở người tham gia mắc hội chứng GBS sau khi tiêm chủng trong các thử nghiệm lâm sàng về vắc-xin mRNA COVID-19.

Một trường hợp mắc hội chứng GBS đã được báo cáo trong số những người tham gia tiêm chủng; tại các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin COVID-19 của Johnson & Johnson Janssen (so với một ca mắc hội chứng GBS trong số những người được tiêm giả dược).

Với một số ngoại lệ; hướng dẫn chung thực hành tốt nhất đối với việc chủng ngừa của Ủy ban tư vấn về quy trình phòng ngừa miễn dịch (ACIP) không nêu lên việc; nếu có tiền sử bị hội chứng GBS thì có phải cẩn trọng với việc tiêm chủng với các loại vắc-xin khác hay không.

Bệnh liệt dây thần kinh mặt

Người trước đây mắc bệnh liệt dây thần kinh mặt (Bell’s palsy) có thể tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. Các ca bị liệt dây thần kinh mặt đã được báo cáo sau khi tiêm chủng trong số những người tham gia thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ngừa COVID-19. Tuy nhiên, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) không coi tỉ lệ này cao hơn mức dự tính trong dân số chung. Họ chưa kết luận những ca này là do việc tiêm chủng gây ra.

Những người có sẵn bệnh nền được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ngừa COVID-19

Các nhà sản xuất vắc-xin báo cáo thông tin từ các thử nghiệm lâm sàng, bao gồm nhân khẩu học và bệnh nền của những người tham gia thử nghiệm vắc-xin ngừa COVID-19. Quý vị có thể tìm thêm thông tin về các thử nghiệm lâm sàng vắc-xin ngừa COVID-19; tại clinicaltrials.govexternal icon; cơ sở dữ liệu về các nghiên cứu lâm sàng được chính phủ hay tổ chức tư nhân tài trợ đã tiến hành ở khắp nơi trên thế giới.