Chỉ số đường huyết và ảnh hưởng đến cơ thể bạn

Chỉ số đường huyết và ảnh hưởng đến cơ thể bạn

Carbohydrate – một thành phần cơ bản trong thức ăn giúp mà cơ thể bạn sử dụng để tạo năng lượng. Một số loại thực phẩm chứa carbohydrate, nhất là carbohydrate phức tạp – thành phần chính của các thức ăn tinh bột như: cơm, bánh ngọt, đường tinh luyện,… có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng rất nhanh. Ăn nhiều loại carbohydrate này sẽ khiến người mắc bệnh tiểu đường khó kiểm soát chỉ số đường huyết, ngay cả khi bạn đang sử dụng insulin và thuốc điều trị tiểu đường. Vậy chỉ số đường huyết cao sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào? Những người mắc bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn uống như thế nào để kiểm soát lượng đường trong máu? Hãy cùng Beurer Vietnam tìm hiểu ngày hôm nay nhé!

chỉ số đường huyết và ảnh hưởng đến cơ thể bạn 7

1. Lượng đường trong máu là gì

Lượng đường trong máu là lượng glucose được tìm thấy trong máu của bạn. Lượng đường này đến từ thực phẩm bạn ăn, và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Máu sẽ mang glucose đến tất cả các tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu của bạn quá cao sẽ dẫn đến tiểu đường – một căn bệnh mà khi lượng đường trong máu của bạn quá cao.

2. Lượng đường trong máu ở mức bình thường là bao nhiêu?

chỉ số đường huyết và ảnh hưởng đến cơ thể bạn 9

Thông thường, lượng đường trong máu thường thấp hơn 100mg/dL sau khi nhịn ăn trong ít nhất 8 giờ; và không quá 140mg/dL 2 giờ sau khi ăn. Trong ngày, chỉ số đường huyết có xu hướng thấp dần và thấp nhất ngay trước bữa ăn. Hầu hết những người không mắc bệnh tiểu đường; lượng đường trong máu trước bữa ăn dao động trong khoảng 70-80mg/dL. 

Mức đường huyết thấp khác nhau ở từng người. Với nhiều người, lượng glucose sẽ không bao giờ giảm xuống dưới mức 60 mg/dL, ngay cả khi đã nhịn ăn kéo dài. Kể cả khi ăn kiêng hay nhịn ăn, gan sẽ giữ mức đường huyết ổn định và bình thường bằng cách chuyển hóa chất béo và cơ bắp thành đường.

3. Đường và ảnh hưởng với cơ thể

Tại sao lượng đường trong máu cao lại gây hại cho bạn? Glucose là ‘nhiên liệu’ cho các tế bào trong cơ thể bạn, nhưng chỉ khi chúng ở mức bình thường. Khi ở mức cao, glucose có thể hoạt động như một loại thuốc độc tác dụng chậm.

Lượng đường trong máu cao sẽ từ từ làm xói mòn khả năng tạo ra insulin của các tế bào tuyến tụy. Các cơ quan luôn phải hoạt động quá mức, đồng thời nồng độ insulin cũng ở mức quá cao. Theo thời gian, tuyến tụy sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. Lượng đường trong máu cao còn gây ra những thay đổi dẫn đến xơ cứng mạch máu, các bác sĩ gọi là xơ vữa động mạch. Hầu như bất kỳ bộ phận nào của cơ thể bạn cũng có thể bị tổn hại do quá nhiều đường. Các mạch máu bị tổn thương gây ra các vấn đề như:

– Các bệnh về thận hoặc suy thận, cần phải lọc máu

– Đột quỵ

– Đau tim

– Mất thị lực hoặc mù lòa

– Hệ thống miễn dịch suy yếu, có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn

– Rối loạn cương dương

– Tổn thương dây thần kinh, còn gọi là bệnh lý thần kinh, gây ngứa ran, đau hoặc ít cảm giác ở bàn chân, cẳng chân và bàn tay

– Máu lưu thông kém đến chân và bàn chân

– Chậm làm lành vết thương, có những trường hợp buộc phải cắt cụt chi.

Bạn cần giữ cho lượng đường trong máu gần với mức ổn định để tránh những biến chứng này. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, nên kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường là 70-130mg/dL (trước khi ăn); và dưới 180mg/dL (sau khi ăn).

4. Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định

Để duy trì lượng đường trong máu ổn định lành mạnh, chúng ta cần có chế độ ăn uống khoa học; tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh. 

– Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15- 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định. Ăn nhiều những loại thực phẩm chứa anthocyanins. Chúng thường có trong những loại rau và hoa quả có màu xanh hoặc đỏ. 

– Uống thuốc hoặc tiêm insulin đều đặn

– Tập thể dục thường xuyên: tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần. Lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập

– Uống sữa: Các sản phẩm từ sữa góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng insulin, vì các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu.

– Theo dõi đường huyết thường xuyên: Việc theo dõi đường huyết hằng ngày sẽ giúp bạn ngăn chặn sớm những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời bạn dễ dàng kiểm soát chế độ ăn uống và luyện tập của bản thân hơn. 

Máy đo đường huyết Beurer với công nghệ vượt trội; được sản xuất tại CHLB Đức đã vượt qua nhiều kiểm nghiệm khắt khe và là sản phẩm ưa chuộng của các bệnh nhân tiểu đường toàn thế giới nay đã có mặt tại Việt Nam. Máy đo đường huyết Beurer cho kết quả đo đường huyết chính xác nhanh chóng chỉ sau vài giây. Lượng máu phải lấy ít và không gây đau đớn. Nên thử đường huyết 3-4 lần/ngày với những bệnh nhân đang ốm hoặc có nguy cơ biến chứng. Nếu bệnh đã ổn định, nên thử ít nhất 1 lần/ngày. Cần thử thường xuyên hơn khi nghi ngờ có tăng hay hạ đường huyết; khi thay đổi chế độ điều trị, chế độ ăn. Nếu thấy đường huyết thấp hơn ngưỡng an toàn; nên ăn thêm bánh kẹo, nước đường, sữa… Nếu đường huyết cao thì nên điều chỉnh chế độ ăn và liều tiêm insulin.

chỉ số đường huyết và ảnh hưởng đến cơ thể bạn 11