Cách chăm sóc phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp
Huyết áp cao còn được gọi là tăng huyết áp là căn bệnh làm cho lực máu di chuyển đến hệ thống tuần hoàn áp lực quá cao. Khi đó chỉ số huyết áp cao hơn 140/90 mm Hg.
Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai; bất cứ độ tuổi nào và phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao hơn. Theo thống kê của các chuyên gia, có khoảng 6% phụ nữ mang thai mắc phải chứng bệnh này.
Huyết áp cao gây biến chứng khoảng 10% trong các trường hợp mang thai và cũng chính là nguyên nhân gay ra bệnh tật và tử vong cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai có thể mắc các loại tăng huyết áp khác nhau.
Các loại huyết áp cao khi mang thai
Tình trạng huyết áp cao khi mang hai được chia thành 4 loại:
Tăng huyết áp thai kì
Phát triển sau 20 tuần mang thai; huyết áp thường trở lại bình thường sau 6-8 tuần; tuy nhiên có thể tiến triển thành tăng huyết áp mãn tính nếu huyết áp tiếp tục tăng.
Tăng huyết áp mãn tính
Xuất hiện trước khi mang thai hoặc xảy ra trước 20 tuần và tình trạng này kéo dài hơn 42 ngày sau sinh.
Tiền sản giật
Xuất hiện khi phụ nữ mang thai lần đầu; mang song thai, đa thai đặc biệt thai phụ có bệnh lý nền như huyết áp mãn tính; bệnh thận hoặc bệnh đái tháo đường. Thường xuất hiện ở tuần 20 và có thể làm thai nhi chậm phát triển hoặc dẫn đến sinh non.
Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mãn tính
Nguyên nhân nào gây lên bệnh tăng huyết tăng huyết áp ở phụ nữ có thai ?
Huyết áp cao ở phụ nữ có thai được xuất phát từ những nguyên nhân sau:
– Do chế độ ăn uống của thai phụ không lành mạnh; không khoa học hoặc ăn quá mặn
– Thời tiết thay đổi đột ngột cũng gây ảnh hưởng đến huyết áp khi mang thai.
– Độ tuổi mang thai cũng gây ảnh hưởng đến huyết áp; Phụ nữ mang thai > 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn
– Do không vận động hoặc không dưỡng thai đúng cách .
– Thai phụ có bệnh lý nền liên quan dẫn đến biến chứng tăng huyết áp
– Do thừa cân; béo phì trước khi mang thai.
– Phụ nữ mang thai có lói sống vận động ít; cũng là nguyên nhân gây nên tăng huyết áp khi mang thai.
– Sử dụng công nghệ hỗ trợ mang thai như thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm thì trong quá trình cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
– Lịch sử gia đình cũng là một trong những yếu tố gây ra tăng huyết áp ở phụ nữ có thai.
Huyết áp cao khi mang thai sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm
Tình trạng huyết áp thai kì càng cao; xuất hiện sớm thì nguy hiểm càng cao. Đối với phụ nữ mang thai, tăng huyết áp khi mang thai sẽ dẫn đến các biến chứng như:
– Theo thống kê, có tới 25% phụ nữ mang thai bị huyết áp cao đều có nguy cơ bị tiền sản giật và có 5-8% trường hợp sản giật tử vong tại Việt Nam.
– Ngoài ra, lần mang thai tiếp theo của phụ nữ mang thai từng mắc bệnh tăng huyết áp; dễ có nguy cơ mắc lạ căn bệnh này. Ảnh hưởng rất lớn đến súc khoẻ sau sinh của thai phụ hoặc khó bình phục.
– Không những vậy, biến chứng của Huyết áp cao khi mang thai có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, thận,…Còn đối với thai nhi; biến chứng của bệnh sẽ làm thai nhi chậm phát triển, sinh non và thậm chí là chết lưu.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa và điều trị chứng bệnh tăng huyết áp khi mang thai ở phụ nữ; thì bạn nên có cách chăm sóc đặc biệt. Trước tiên để phát hiện được phụ nữ mang thai có đang mắc bệnh Huyết áp cao khi mang thai không và để có cách phòng ngừa sớm nhất thì bạn cần phải dựa vào những triệu chứng của bệnh để nhận biết.
Triệu chứng của tăng huyết áp
Triệu chứng của tăng huyết áp thường là: sưng nhiều ở tay và mặt; tăng cân nhanh, nhìn mờ,nhức đầu bất thường, đau ở phía trên bên phải bụng, nhìn thấy một điểm hoặc ngôi sao trước mặt.
Ngoài ra, để chăm sóc tốt phụ nữ mang thai đã mắc bệnhHuyết áp cao thì bạn cũng cần phải có những phương pháp chăm sóc rất đặc biệt. Vậy thì làm cách nào để chăm sóc phụ nữ bị Huyết áp cao khi mang thai?
Ngăn ngừa và chăm sóc cho phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai
Phương pháp để ngăn ngừa và chăm sóc cho phụ nữ bị Huyết áp cao khi mang thai bạn cần làm là:
– Bổ sung đạm, calo, magie trong các bữa ăn, không ăn quá mặn nhưng cũng không quá hạn chế muối và nước .
– Thai phụ có thể tự theo dõi dấu hiệu của bệnh khi bệnh nặng như: phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, buồn nôn hoặc nôn nhiều,…
– Duy trì cân nặng trong mục tiêu an toàn và phù hợp với trọng lượng theo chỉ thị của bác sĩ .
– Năng vận động bằng cách tập thể dục hoặc đi bộ 30-40 phút mỗi ngày kết hợp với các bài tập yoga nhẹ nhàng mỗi tuần
Lưu ý
Đặc biệt, đối với những phụ nữ bị Huyết áp cao khi mang thai cần lưu ý những vấn đề sau:
• Phụ nữ bị mắc chứng Huyết áp cao từ trước thì phải báo cho bác sĩ điều trị biết về ý định mang thai của mình để bác sĩ điều chỉnh phương pháp điều trị và kê thuốc cho phù hợp
• Thường xuyên thăm khám và đo huyết áp trong mõi lần khám
• Không được tự ý dùng thuốc, việc uống thuốc điều trị huyết áp phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
• Thường xuyên kiểm soát cân nặng để giữ cho huyết áp luôn ổn định
• Nếu xuât hiện triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, phù nhiều ơ tay và mặt, mắt mờ, tăng cân đột ngột, thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Cuối cùng, để có một sức khoẻ tốt cho cả mẹ và bé thì ngoài những biện pháp trên thì thường xuyên thăm khám định kì và theo dõi tình hình sức khoẻ của cả mẹ và bé qua từng giai đoạn của thai kỳ chính là cách tốt nhất để có được sức khoẻ tốt và góp phần đẩy lùi chứng tăng huyết áp của phụ nữ khi mang thai .
Beurer Việt Nam