Mối quan hệ giữa bệnh tim mạch và cao huyết áp ở người cao tuổi là gì
Bệnh tim mạch và cao huyết áp có mối liên hệ mật thiết với nhau. Bạn đã biết rõ về mối quan hệ này và những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm lời giải đáp cụ thể trong bài viết này nhé.
Bệnh tim mạch và cao huyết áp có liên hệ gì với nhau?
Bệnh tim tăng huyết áp là định nghĩa đề cập đến tình trạng tim mạch do cao huyết áp gây nên. Khi tim phải làm việc dưới áp lực cao sẽ gây ra những biến chứng, rối loạn tim khác nhau tùy thể trạng của từng người. Thông thường, bệnh lý tim mạch do tăng huyết áp bao gồm suy tim, động mạch vành, dày cơ tim và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm phổ biến khác.
Bệnh tim tăng huyết áp dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm
Các loại bệnh tim tăng huyết áp
Thu hẹp các động mạch
Động mạch vành là bộ phận quan trọng giúp vận chuyển máu đến cơ tim. Huyết áp cao lại khiến các mạch máu bị hẹp lại làm lưu lượng máu đến tim giảm hoặc ngừng hẳn. Loại bệnh này sẽ làm tim bạn khó khăn trong việc cung cấp máu cho những cơ quan còn lại và khiến tim gặp vấn đề về cục máu đông bị mắc kẹt trong động mạch.
Dày thất trái (Dày lên và mở rộng của trái tim)
Huyết áp cao là nguyên nhân khiến tim bạn khó bơm máu. Bệnh lý mạch vành gây ra tình trạng phì đại thất trái khiến tim bạn cần làm việc nhiều hơn để giải quyết tình trạng này dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Biến chứng tim mạch của tăng huyết áp
Suy tim
Mối liên hệ giữa bệnh tim mạch và cao huyết áp có thể dẫn đến bệnh suy tim. Căn bệnh này là diễn biến cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Nên định kỳ khám nhi cho bé, theo dõi tình trạng sức khỏe ngăn ngừa mọi biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập không ổn định, có thể quá nhanh hoặc quá chậm. Tim có thể đập nhanh hơn 100 nhịp/phút hoặc chậm hơn 60 nhịp/phút. Rối loạn nhịp tim khiến bệnh nhân mệt mỏi nhưng nếu điều trị sớm có thể khắc phục nhanh bằng thuốc điều hòa nhịp tim.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Một trong những biến chứng tim mạch phổ biến của tăng huyết áp là bệnh thiếu máu cục bộ. Đây là loại bệnh lý gây nên do các mảng xơ vữa động mạch vành. Biểu hiện của bệnh tim thiếu máu cục bộ là những cơn đau thắt ngực hay đau ở cánh tay, vai trái, cổ. Với bệnh lý này nếu để nặng sẽ cần phẫu thuật và sử dụng thuốc đặc hiệu.
Đau tim
Đau tim là biểu hiện thường thấy của các bệnh lý tim mạch. Hầu hết các cơn đau đều xuất phát từ sự khó chịu ở ngực trái hoặc phần giữa ngực. Cảm giác nhói đau theo cơn hay căng tức ở ngực như bị đè một vật nặng có thể kéo dài vài phút và biến mất sau đó sẽ tiếp diễn lại y như vậy.
Tuy nhiên, ở mỗi cá nhân sẽ có những cơn đau khác nhau. Đau có thể ở thể nhẹ chỉ thoáng qua và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như trào ngược dạ dày. Muốn biết chính xác triệu chứng này có phải đau tim hay không cần chú ý quan sát kết hợp với những dấu hiệu thường thấy ở người mắc bệnh tim mạch như khó thở, buồn nôn, váng đầu và hay đổ mồ hôi lạnh.
Ngừng tim đột ngột
Ngừng tim đột ngột là tình trạng tim ngừng đập, quá trình tuần hoàn máu cũng ngừng hoạt động không tuần hoàn đến não và những bộ phận trong cơ thể. Hiện tượng ngừng đập thường chỉ thoáng qua nhưng rất nguy hiểm vì nếu không phát hiện, điều trị sớm bệnh sẽ trở nặng và gây mất ý thức.
Đột quỵ
Bệnh tim tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh lý đột quỵ. Đây là loại bệnh rất nặng khiến nhiều ca tử vong hiện nay. Đột quỵ hiện có hai dạng là đột quỵ do thiếu máu và xuất huyết. Trong đó, đột quỵ do thiếu máu chiếm tới gần 90% trong tổng số ca đột quỵ hiện nay. Hiện tượng này là do các cục máu đông khiến động mạch tắc nghẽn cản trở lưu thông máu lên não.
Bệnh tim do thiếu máu cục bộ rất phổ biến hiện nay
Triệu chứng của bệnh tim tăng huyết áp là gì?
Đau ngực
Cảm giác đau tức ngực thường thấy ở người mắc bệnh tim mạch do chứng tăng huyết áp. Tuy vậy, đôi khi cơn đau này có cảm giác khá mơ hồ trong những giai đoạn đầu. Để biết chính xác hiện tượng đau ngực có phải do bệnh tim tăng huyết áp hay không bạn nên thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để theo dõi sức khỏe, đặc biệt là những đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ.
Tức ngực hoặc áp lực trong ngực
Bệnh tim mạch và cao huyết áp đều có triệu chứng là những cơn đau tức ngực, cảm giác nặng ngực gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Thông thường bệnh nhân sẽ có cảm giác tim đập nhanh hoặc chậm bất thường kèm hiện tượng đau tức ngực rất khó chịu.
Đau cổ, lưng, cánh tay
Hội chứng đau xương khớp ở người trẻ hiện nay đang có xu hướng gia tăng với các dấu hiệu đau cổ, lưng cánh tay thường bị nhầm lẫn với căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau đi kèm với đau tức ngực, đau dữ dội thường liên quan đến bệnh lý tim tăng huyết áp.
Ho dai dẳng
Ít ai ngờ triệu chứng ho dai dẳng là dấu hiệu của bệnh tim. Chuyên gia tim mạch giải thích rằng khi chức năng tim bị suy yếu nó sẽ không hút được máu về phổi dẫn tới phổi bị ứ huyết, mất đàn hồi dần trở nên cứng phổi và gây phản xạ ho. Ngoài thử dùng các loại trái cây giảm viêm sưng, ngứa rát họng bạn nên khi khám bác sĩ sớm nếu tình trạng ho dai dẳng kéo dài.
Ăn mất ngon
Ăn mất ngon là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, không chỉ là những bệnh lý về đường tiêu hóa mà còn liên quan mật thiết đến các chức năng của cơ thể. Bệnh tim mạch và cao huyết áp cũng dẫn đến cảm giác ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi đi kèm một số triệu chứng về hệ tiêu hóa. Bổ sung nhóm rau củ quả tươi sạch và chia ra nhiều bữa ăn nhỏ là cách tốt nhất giúp giảm đầy bụng và kích thích cảm giác thèm ăn.
Sưng chân hoặc mắt cá chân
Sưng bàn chân hay mắt cá chân là do sự tụ dịch của bộ phận nào đó trong cơ thể. Trong đó, hiện tượng này chủ yếu đến từ các bệnh lý tim hoặc thận. Sưng chân có thể không là vấn đề nghiêm trọng nhưng đôi khi lại là dấu hiệu nghiêm trọng khi nó đi kèm một số triệu chứng khác như khó thở, đầu óc quay cuồng và cảm thấy đau tức vùng ngực.
Sưng chân là dấu hiệu của tim bị phù nề
Mối liên hệ giữa bệnh tim mạch và cao huyết áp là gì hẳn bạn đã có câu trả lời. Những thông tin hữu ích kể trên hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này và biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Ngoài thiết lập lại chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, bạn nên chú ý khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe và điều trị sớm nếu phát hiện bệnh lý tim mạch tránh trường hợp xảy ra những biến chứng đáng tiếc. Ngoài ra, tham khảo, đăng ký mua dịch vụ khám sàng lọc bệnh lý tim mạch sớm là cách tốt nhất giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây suy tim và tìm cách chữa trị ngay ở giai đoạn đầu.