Cách phòng bệnh giao mùa

Cách phòng bệnh giao mùa

cách phòng bệnh giao mùa

Trước hết ta phải biết tại sao thời điểm giao mùa lại dễ mắc bệnh? Như các bạn đã biết, thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, làm tiền đề cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển nhanh.

1. Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất khi giao mùa

• Trẻ nhỏ

Trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa khi mắc bệnh sẽ diễn biến nặng hơn người lớn do đa số hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện sức đề kháng yếu.

• Người cao tuổi

Ở người cao tuổi thường gặp là các bệnh lý mạn tính như: hô hấp, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận,…. đây là nguyên nhân chính dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu. Vì vậy, người cao tuổi thường khó điều trị hơn so với ngươi trẻ.

• Phụ nữ mang thai

Khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai nghén rất dễ bị dị tật thai nhi. Thai phụ thường không muốn dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, việc này làm cho cơ thể dễ mệt mỏi. Do đó việc phòng bệnh là ưu tiên hàng đầu với thai phụ.

2. Những bệnh lý thường gặp lúc giao mùa

• Cảm cúm

Là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp – bệnh giao mùa do virus cúm gây ra khi cơ thể không thích nghi kịp với những biến đổi của thời tiết, môi trường, nhất là với người già hay trẻ em những người có sức đề kháng không cao.

• Sốt xuất huyết

Là một bệnh truyền nhiễm bệnh lây do muỗi đốt từ người bệnh truyền sang cho người lành, bệnh giao mùa thường gặp

Bệnh sốt xuất huyết có 2 dấu hiệu điển hình là sốt và xuất huyết (chảy máu). Sự nguy hiểm của bệnh là lượng tiểu cầu trong máu sẽ bị giảm; có thể gây chảy máu không cầm được nếu lượng tiểu cầu thấp, nếu chảy máu ở nội tạng sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh có thể gây hiện tượng máu cô, dẫn đến giảm khối lượng máu lưu hành, tụt huyết áp và sốc. Cũng sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Hơn nữa, bệnh thường gây ra dịch lớn nếu nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em.

• Bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm – bệnh giao mùa do virus sởi gây ra và là một trong các loại bệnh dịch phổ biến ở nước ta vào các thời điểm giao mùa. Bệnh có các biểu hiện thường thấy như: sốt, phát ban, ho, mắt đỏ, chảy nước mũi; nặng hơn có thể dẫn đến: Viêm tai giữa, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não… rất dễ dẫn đến tử vong. Bệnh lây theo đường hô hấp hoặc cũng có thể trực tiếp qua bàn tay nếu tay tiếp xúc với các dịch tiết đường hô hấp.

Với trẻ mắc bệnh sởi, cha mẹ không nên kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn… Bởi khi trẻ không được ăn đủ chất sẽ kéo khiến tình trạng bệnh kéo dài; còn kiêng gió, kiêng nước khiến trẻ không đảm bảo vệ sinh làm tăng tỷ lệ viêm phổi và các bệnh viêm đường hô hấp khác.

• Bệnh tay chân miệng

Cùng với bệnh sởi, tay chân miệng là loại bệnh phổ biến vào tháng 9,10,11 trong năm; khi thời tiết biến đổi phức tạp. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.

• Viêm phổi

Phổi rất dễ bị ảnh hưởng khi khí hậu hanh khô khi chuyển thu hay lạnh giá vào mùa đông; đặc biệt là trẻ em. Khi phổi bị viêm, các phế nang bị tổn thương khiến dưỡng khí không thể đi vào máu do đó làm cho cơ thể; đầu tiên là vùng não bị thiếu dưỡng khí. Bệnh viêm phổi vẫn có thể có những biến chứng rất nặng dẫn tới tử vong.

•Đau xương khớp

Thời tiết thay đổi cũng là lí do gây đau xương khớp. Bệnh nhân không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể.

• Viêm xoang

Do khí hậu của nước ta nên bệnh viêm xoang khá là phổ biến. Khi độ ẩm không khí thấp; hanh khô tăng cao khiến niêm mạc mũi bong, gây hắt hơi, sổ mũi, đau nhức mũi kéo theo đau đầu, đau tai, đau ngứa họng… Nhất là thời điểm vào mùa thu.

• Một số bênh phổ biến khác

Viêm họng và tái phát các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản, viêm mũi họng,….là các bệnh giao mùa thường gặp

3. Cách phòng và xử lý khi bị bệnh

• Các bệnh lý kể trên đều do virus gây ra và đều có triệu chứng đầu tiên là nóng sốt. Vì thế, ngay khi phát hiện sốt cần đi khám để xác định xem dấu hiệu nóng sốt là do loại bệnh lý nào gây ra để có biện pháp xử lý kịp thời tránh tình trạng xấu nhất xảy ra.

• Tăng cường tập thể dục, vận động để nâng cao sức khỏe.

• Nên ăn đầy đủ chất và các nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng; nhất là các thức ăn có nhiều vitamin; rau xanh, hoa quả tươi.

• Kiểm tra sức khỏe thường xuyên bằng các thiết bị y tế gia đình

cách phòng bệnh giao mùa

• Tiêm phòng vắc xin cúm đầy đủ.

• Cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh nhưng nơi ô nhiễm bụi bẩn.

• Che mũi, miệng khi hắt hơi hoặc ho, nếu dùng tay che miệng thì nên rửa sạch với xà phòng. Đeo khẩu trang, tránh đến những nơi đông người khi có dịch.

• Cần giữ ấm cơ thể.

• Khi có biểu hiện bất thường cần được khám và tư vấn của bác sĩ.

• Để tránh bị sốt xuất huyết cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước thay nước thường xuyên để muỗi không vào đẻ trứng; mắc màn khi ngủ; mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt kể cả ban ngày.

Beurer Việt Nam