8 cách kiểm soát ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Đái tháo đường (hay thường được gọi là tiểu đường) là một căn bệnh giết người thầm lặng. Vì sự nguy hiểm của nó, bạn cần theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu thường xuyên để ngăn ngừa biến chứng. Biến chứng tiểu đường có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe; thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn. Vậy làm sao để kiểm soát bệnh đái tháo đường? Hãy cùng Beurer Vietnam tìm hiểu 8 cách kiểm soát ngăn ngừa biến chứng tiểu đường nhé!
1. Luôn theo dõi và kiểm soát bệnh
Thông thường, các bác sĩ sẽ cho bạn biết cần làm gì để kiểm soát bệnh tiểu đường; đồng thời chăm sóc và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ tình trạng bệnh của bạn như thế nào.
Hãy tìm hiểu mọi thứ về bệnh tiểu đường. Tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể về bệnh tiểu đường. Từ đó, lên một chế độ ăn uống lành mạnh; kết hợp với hoạt động thể dục thể thao. Cố gắng duy trì những thói quen này hằng ngày. Đồng thời, cố gắng duy trì cân nặng hợp lý.
Sử dụng Máy đo đường huyết để theo dõi lượng đường trong máu của bạn hằng ngày. Làm theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát lượng đường trong máu của bạn. Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2. Không hút thuốc
Hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường khác nhau, bao gồm:
– Giảm lưu lượng máu ở chân và bàn chân, có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét và có thể phải cắt bỏ một bộ phận cơ thể bằng phẫu thuật (cắt cụt chi)
– Các bệnh về tim mạch
– Đột quỵ
– Các bệnh về mắt, có thể dẫn đến mù lòa
– Tổn thương thần kinh
– Bệnh thận
Từ bỏ việc hút thuốc là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, vì sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy cố gắng tìm cách để hạn chế; dần dần từ bỏ việc hút thuốc.
3. Kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol của bạn
Giống như bệnh tiểu đường, huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu của bạn. Lượng cholesterol cao cũng là một vấn đề đáng lo ngại; bởi bệnh tiểu đường tổn thương thường nặng hơn và nhanh hơn khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Khi những tình trạng này kết hợp với nhau, chúng có thể dẫn đến các biến chứng như: đau tim, đột quỵ hoặc các tình trạng khác có thể đe dọa tính mạng.
Hãy lên cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo; kết hợp với tập thể dục thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng huyết áp cao và lượng cholesterol trong cơ thể. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng thêm các loại thuốc được kê theo toa.
4. Lên lịch khám sức khỏe và khám mắt thường xuyên
Lên lịch khám định kỳ bệnh tiểu đường ít nhất 1 tháng/lần. Việc này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những biến chứng do bệnh gây ra; đồng thời các bác sĩ sẽ có những lời khuyên giúp bạn điều chỉnh cần thiết để kiểm soát bệnh tốt hơn. Trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ hỏi về chế độ dinh dưỡng và mức độ hoạt động của bạn. Đồng thời tìm kiếm bất kỳ nguy cơ biến chứng nào liên quan đến bệnh tiểu đường; chẳng hạn: những dấu hiệu tổn thương thận, tổn thương thần kinh và bệnh tim,…
Ngoài ra, bạn nên định kỳ kiểm tra mắt khoảng 6 tháng/lần. Đối với những bệnh nhân mắc đái tháo đường, nguy cơ mắc các bệnh lý về nhãn khoa sẽ cao hơn người bình thường rất nhiều lần. Mắt của bạn sẽ kiểm tra các dấu hiệu tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp,…
5. Chăm sóc răng miệng
Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng vùng nướu răng. Hãy đánh răng ít nhất hai lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluor; kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần và lên lịch khám răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm. Hãy đến ngay nha sĩ khi nướu của bạn bị chảy máu hoặc bị sưng tấy.
6. Chăm sóc đôi chân
Khi lượng đường trong máu cao sẽ làm giảm lưu lượng máu; từ đó làm hỏng các dây thần kinh ở bàn chân. Nếu không được điều trị, các vết xước hay mụn nước có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường có thể gây đau nhức; ngứa ran; hoặc mất cảm giác ở bàn chân của bạn.
Để ngăn ngừa các vấn đề về chân, hãy làm những việc sau đây:
– Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm. Tránh ngâm chân vì có thể dẫn đến khô da.
– Lau khô chân nhẹ nhàng, đặc biệt là giữa các ngón chân.
– Dưỡng ẩm cho bàn chân và mắt cá chân của bạn bằng kem dưỡng da hoặc các loại tinh dầu. Lưu ý rằng: Không bôi tinh dầu hoặc kem dưỡng vào giữa các ngón chân. Độ ẩm tăng thêm có thể dẫn đến nhiễm trùng.
– Kiểm tra bàn chân của bạn hàng ngày để tìm vết chai, mụn nước, vết loét, mẩn đỏ hoặc sưng tấy.
– Hãy đến gặp bác sĩ nếu chân bạn bị đau; hoặc các vết thương ở chân không có dấu hiệu lành lại trong vòng vài ngày.
– Không đi chân trần, kể cả trong nhà hay ngoài trời.
7. Nếu buộc phải uống rượu, hãy uống có chừng mực
Rượu có thể gây ra tình trạng lượng đường trong máu không ổn định. Lượng đường tăng cao hay hạ thấp còn phụ thuộc vào lượng rượu bạn đã uống; và bạn có ăn trong khi uống hay không. Nếu buộc phải uống rượu, hãy uống có chừng mực. Điều này có nghĩa là không quá 1 ly/ngày (đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi); 2 ly/ngày (đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống). Luôn uống trong bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng uống rượu có thể khiến lượng đường trong máu xuống thấp; đặc biệt là đối với những bệnh nhân sử dụng insulin.
8. Kiểm soát căng thẳng và lo âu
Những căng thẳng trong cuộc sống sẽ khiến bạn dễ dàng bỏ bê thói quen chăm sóc, điều trị bệnh đái tháo đường. Để quản lý căng thẳng và lo âu, hãy đặt ra giới hạn của riêng mình. Hãy ưu tiên những công việc của bạn.
Ngoài ra, bạn hãy học cách thư giãn đầu óc; chẳng hạn như: tập thể dục, tập thiền, đọc sách,…. Luôn ngủ đủ giấc để có năng lượng làm việc. Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá hay rượu bia. Và trên hết, hãy luôn sống lạc quan và suy nghĩ tích cực.
Nguồn tham khảo: MAYO CLINIC