Thủy Đậu – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan cho cộng đồng là bệnh do vi rút Varicella Zoster thuộc nhóm vi rút Herpes gây ra. Bệnh lành tính, ít nguy hiểm nhưng cũng có gặp thể biến chứng nặng nếu không được chữa trị đúng cách. Ai cũng có thể bị thủy đậu không loại trừ ở bất kì độ tuổi nào, nhưng bệnh hay gặp hơn ở trẻ em.Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh rất lo ngại.
1. Nguyên Nhân Gây Bệnh.
Bệnh Thủy Đậu được xếp vào là bệnh truyền nhiễm.Nguyên nhân gây thủy đậu là virus Varicella zoster hay virus Herpes zoster, thuộc họ Herpeviridae.Bệnh lây từ người này qua người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với người bệnh.
2. Triệu Chứng Bệnh Thủy Đậu.
Những ai chưa từng bị thủy đậu và chưa được tiêm Vaccine đề có nguy cơ mắc bệnh Thủy Đậu. Thông thường thời gian ủ bệnh từ 7-21 ngày. Từ khi khởi phát bệnh sẽ kéo dài từ 5-7 ngày.
Khi khởi phát bệnh cơ thể người mắc bệnh sẽ có một số triệu trứng như: sốt, ho khan, đau cổ, đau đầu hoặc đau cơ. Cơ thể của người bệnh sẽ nổi những mụn nước gây ngứa ( nốt rạ ) , đây là các nốt tròn, bên trong có nước, mủ xuất hiện nhanh trong vòng 12-24 giờ, các nốt có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên khắp cơ thể của người bệnh, số lượng trung bình từ 50 nốt trở lên, tùy vào cơ địa của mỗi người bệnh. Trong điều kiện bình thường, các nốt mụn sẽ khô đi, và đóng vảy và tự khỏi sau khoảng 1 tuần.
3. Biến Chứng Của Bệnh Thủy Đậu.
Thủy Đậu là bệnh lành tính thông thường. Nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như: nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan, xuất huyết, viêm màng não…..
Một số trường hợp nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Đối tượng mắc nguy cơ biến chứng cao hơn so với các người bệnh khác:
• Trẻ sơ sinh.
• Phụ nữ mang thai.
• Người có hệ miễn dịch kém, mắc bệnh HIV/AIDS
• Bệnh nhân ung thư, bệnh nhân đã cấy ghép.
4. Cách chăm sóc và điều trị người bệnh.
Thủy Đậu là loại bệnh đến nay chưa có thuốc đặc trị. Các biện pháp hiện nay, hầu hết chỉ điều trị hỗ trợ chủ yếu để giảm triệu chứng, phòng tránh để bệnh không sảy ra biến chứng. Tuy nhiên không nên tự điều trị mà hãy tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chăm sóc người bệnh tại nhà.
Khi mắc bệnh thủy đậu nên hạn chế tiếp xúc nơi đông người, nên tránh tiếp xúc với nhiều người. Lựa chọn quần áo mỏng, rộng thoáng mát, tuyệt đối tránh làm vỡ mụn nước. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước và gió để tránh tình trạng bênh trở lên nặng hơn.
Để riêng các vật dụng cá nhân của người bệnh khi đã sử dụng: cốc,bát,đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,…. Khi muốn vệ sinh cá nhân, người bệnh nên dùng nước sát trùng hoặc nước ấm. Không được dùng xà phòng hay chất tẩy rửa. Trong quá trình bệnh tuyệt đối chà sát da gây vỡ mụn nước.
Thủy đậu là do Visus gây ra nên sẽ làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể người nhiễm. Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm nhiều loại rau tươi, trái cây trong các bữa ăn hàng ngày.
Bổ sung các thực phầm giàu vitamin A, C và bioflavonoid như bắp cải, cà rốt, dưa chuột, giá đỗ, các loại rau lá màu xanh,… giúp hỗ trợ làm lành nhanh các nốt mụn nước, hay các loại thực phẩm giàu kẽm, canxi, magie,… để kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
Nên ăn các dạng thức ăn mềm, dạng lỏng, vị thanh đạm,dễ tiêu hóa, không nên ăn các thực phẩm quá cay hoặc mặn. Nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
Tuy nhiên, vẫn nên kiêng một số loại thực phẩm sau khi mắc bệnh thủy đậu:
• Đồ ăn chiên rán, dầu mỡ.
• Thực phẩm cay, nóng, mặn.
• Các thực phẩm gây dị ứng với cơ thể.
• Thịt bò,Thịt gà, Cá , Đồ Tanh
• Đồ nếp như : xôi, bánh chưng, ngô nếp.
5. Gọi ngay cho bác sĩ, khi người bệnh có triệu chứng:
• Sốt kéo dài hơn 4 ngày hoặc người bệnh nhiệt độ cao hơn 39 độ F.
• Có vùng phát ban trở lên đỏ, đau khi bắt đầu chảy mủ, vì đó là dấu hiệu bệnh nhiễm khuẩn thứ phát.
• Ngủ li bì, khó thức dậy hoặc trở lên lú lẫn.
• Cứng cổ hoặc đi lại khó khăn hơn.
• Thường xuyên nôn mửa.
• Ho trở lên nhiều và tần suất dày hơn.
• Khó thở.
6. Các biện pháp dự phòng, tránh mắc bệnh thủy đậu:
Biện pháp tối ưu nhất phòng ngừa thủy đậu là tiêm phòng. Đối với trẻ em, sử dụng vacxin thủy đậu là rất cần thiết. Tuân thủ lịch tiêm phòng thủy đậu như sau:
• Mũi thứ nhất: Khi trẻ trên 12 tháng tuổi.
• Mũi thứ hai: Tiêm sau mũi đầu 3 tháng (Trẻ từ 1-13 tuổi) hoặc sau mũi đầu 1 tháng (trẻ lớn hơn 13 tuổi).
Nếu tiếp xúc với người bệnh mà chưa có kháng thể ngừa thủy đậu, phải tiêm chủng ngừa bệnh ngay trong vòng 3 ngày sau đó.
Mỗi người dân chúng ta nâng cao kiến thức về bệnh thủy đậu và chủ động phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho cộng đồng.
Beurer Việt Nam