Theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh và cách xử trí khi có bất thường

Theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh và cách xử trí khi có bất thường

Việc tăng thân nhiệt hoặc hạ thân nhiệt quá mức đều có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Vì thế, việc theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh nên được thực hiện thường xuyên. Đây chính là cách hiệu quả để giúp bố mẹ nhận biết tình trạng bất thường của trẻ, xử lý nhanh chóng, hạn chế việc tăng hoặc hạ thân nhiệt quá mức và trong trường hợp cần thiết, có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời.

1. Theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh

Thân nhiệt trẻ sơ sinh được cho là bình thường nếu nhiệt độ cặp ở nách cho kết quả từ 36,5°C đến 37,2°C. Trong trường hợp thân nhiệt của trẻ có những bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng xử trí để tránh tình trạng trẻ bị tăng hoặc hạ thân nhiệt quá mức, để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.

theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh và cách xử trí khi có bất thường 5

Dùng nhiệt kế đo thân nhiệt ở nách của trẻ

Nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn 37,5°C: Đây là một dấu hiệu cho thấy thân nhiệt của trẻ đang tăng. Trong trường hợp này, mẹ cần để trẻ nằm trong phòng thoáng đãng, không khí trong lành, không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật hoặc quấn tã quá chặt mà hãy nới lỏng quần áo hoặc mặc những bộ đồ rộng rãi cho trẻ. Sau đó, khăn ướt sạch và ấm để chườm lên trán, nách và bẹn của trẻ, đồng thời tiếp tục theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh.

Nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn 38,5°C, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Trường hợp thân nhiệt của trẻ thấp hơn 36°C: Mẹ nên tích cực ủ ấm cho trẻ bằng chăn ấm hoặc dùng phương pháp da kề da.

Mẹ lưu ý, khi đo nhiệt độ cho trẻ, mẹ có thể đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể trẻ, bao gồm đo ở tai, đo ở miệng, đo ở nách hoặc đo ở hậu môn. Ở những vị trí này, các kết quả có được có thể khác nhau, nhưng nếu ở trong những mức sau thì thân nhiệt của trẻ vẫn đang ở mức bình thường:

  • Đo hậu môn: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 36,6 đến 38°C.
  • Đo ở tai: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 35,8 đến 38°C.
  • Đo ở miệng: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 35,5 đến 37,5°C.
  • Đo ở nách: Nhiệt độ cơ thể của trẻ bình thường khi nằm trong mức từ 34,7 đến 37,3°C.

theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh và cách xử trí khi có bất thường 7Đo thân nhiệt cho trẻ ở miệng

Khi thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh, cha mẹ sẽ nhận thấy, kết quả thân nhiệt đo được ở nách luôn thấp hơn so với kết quả đo được ở khoang miệng, nhưng kết quả đo được ở khoang miệng còn thấp hơn kết quả đo được ở hậu môn. Do đó, nếu đo thân nhiệt, mẹ nên đo ở hậu môn của trẻ để có được kết quả chính xác nhất vì đây chính là nhiệt độ cơ bản để cho chúng ta biết rằng mọi hoạt động trong cơ thể của trẻ đang diễn ra bình thường. Tình trạng tăng thân nhiệt quá mức hoặc hạ thân nhiệt quá mức đều rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ chỉ mới được vài tuần tuổi.

2. Tăng thân nhiệt hay hạ thân nhiệt quá mức đều có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm

2.1. Tăng thân nhiệt quá mức ở trẻ sơ sinh

Tình trạng tăng thân nhiệt quá mức ở trẻ sơ sinh còn gọi là hiện tượng sốt. Đây chính là biểu hiện cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Nguyên nhân khiến thân nhiệt của trẻ bị tăng thường là do trẻ bị cảm lạnh hay nhiễm virus. Khi mẹ theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh và phát hiện sớm những biểu hiện khác thường thì sẽ có thể xử lý kịp thời và hiệu quả.

Một số nguyên nhân khác cũng có thể kể đến như tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí là nhiễm trùng máu hoặc do trẻ bị bệnh viêm màng não. Ngoài ra, tăng thân nhiệt cũng có thể xảy ra khi trẻ gặp phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin hoặc có thể do cha mẹ mặc quá nhiều ấm cho con, do trẻ phải ở trong nhà quá lâu trong những ngày thời tiết nóng bức.

Triệu chứng tăng thân nhiệt của trẻ là trán trẻ ấm, trẻ cáu gắt, quấy khóc nhiều hơn bình thường, trẻ ăn ngủ kém, ít hoạt động, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng co giật.

Đối với những trường hợp trẻ dưới 1 tuổi gặp phải những triệu chứng trên thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Đối với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Dùng khăn ấm để lau người cho trẻ.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Lưu ý cho trẻ uống đủ nước để tránh mất nước, cho trẻ bú hoặc uống dung dịch oresol pha đúng tỉ lệ.
  • Trẻ từ 6 tháng trở lên đã đi khám và không phát hiện bệnh lý, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol hoặc ibuprofen.

2.2. Hạ thân nhiệt quá mức ở trẻ sơ sinh

Tình trạng hạ thân nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể của trẻ ở dưới mức 36,5°C, nếu không được xử trí sớm có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm đến sức khỏe.

Triệu chứng của tình trạng hạ thân nhiệt là trẻ ăn uống kém, khóc yếu, mệt mỏi, lờ đờ, da mát hoặc lạnh, màu sắc da nhợt nhạt,..

Nguyên nhân gây ra hạ thân nhiệt là do trẻ bị sinh non, nhẹ cân (dưới 1,5kg khi chào đời), thiếu chất béo cách nhiệt, hệ thống thần kinh của trẻ chưa trưởng thành, phòng sinh lạnh, hoặc trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng.

Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu hạ thân nhiệt, bạn nên mặc thêm quần áo cho trẻ, có thể tăng nhiệt độ phòng bằng máy điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên khi đã áp dụng những cách trên mà thân nhiệt của cơ thể trẻ vẫn không được cải thiện, mẹ cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt.

Tên đây là những hướng dẫn giúp các bậc phụ huynh theo dõi thân nhiệt của trẻ sơ sinh và cách xử trí khi có bất thường. Cha mẹ cần nhớ rằng, việc theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ luôn luôn là một yếu tố quan trọng để chăm sóc bé tốt hơn và phòng tránh tình trạng tăng hoặc hạ thân nhiệt quá mức, gây nguy hiểm cho trẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *