Tác dụng của đèn hồng ngoại và lưu ý khi sử dụng

Tác dụng của đèn hồng ngoại và lưu ý khi sử dụng

Ngày nay, việc sử dụng đèn hồng ngoại để trị liệu đang dần trở nên phổ biến. Liệu đèn hồng ngoại có thực sự kỳ diệu đến thế? Và bạn có đang sử dụng đèn hồng ngoại đúng cách? Hãy cũng Beurer Vietnam tìm hiểu tác dụng của đèn hồng ngoại và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng loại đèn này để trị liệu nhé!

tác dụng của đèn hồng ngoại

1. Đèn hồng ngoại là gì

Đèn hồng ngoại là thiết bị điện phát ra tia bức xạ hồng ngoại. Ngoài việc được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, điện tử,… đèn hồng ngoại còn có tác dụng chữa bệnh, trị liệu. 

Trị liệu bằng đèn hồng ngoại hoạt động bằng cách chiếu tia hồng ngoại đến các vị trí bị thương trên cơ thể để giúp giảm đau nhức, giảm căng cơ, tăng cường chuyển hóa,…

Không giống như tia cực tím – gây tổn hại đến các mô và tế bào của cơ thể; tia hồng ngoại giúp các tế bào tự tái tạo hoặc sửa chữa. Với khả năng thâm nhập sâu vào dưới lớp da, tia hồng ngoại giúp cải thiện lưu thông máu trong cơ thể, thúc đẩy quá trình chữa lành các mô sâu và giảm đau nhanh hơn. 

2. Tác dụng kỳ diệu của đèn hồng ngoại

tác dụng của đèn hồng ngoại và lưu ý khi sử dụng 5
đèn hồng ngoại beurer il35  – sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng

i. Cải thiện lưu thông tuần hoàn máu

Một trong những tác dụng chính của phương pháp trị liệu bằng đèn hồng ngoại là giúp cải thiện tuần hoàn máu. Tia hồng ngoại làm tăng sản xuất Oxit nitric, một phân tử tín hiệu quan trọng với mạch máu. Phân tử này giúp thư giãn các động mạch và ngăn máu đông và vón cục trong mạch. Bên cạnh đó, chúng cũng chống lại các gốc tự do có oxy; ngăn ngừa mất cân bằng oxy hóa (Oxidative stress) và điều hòa huyết áp.

Nitric oxide là một hợp chất cực kỳ cần thiết cho việc cải thiện lưu thông máu, giúp cung cấp nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn cho các mô bị thương. Do đó, tia hồng ngoại giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và kích thích tái tạo các mô bị thương, giảm đau và sưng viêm

ii. Giảm đau nhức, sưng viêm

Trị liệu bằng đèn hồng ngoại là một phương pháp giúp giảm đau nhức và sưng viêm hiệu quả và an toàn. Các tia hồng ngoại có khả năng xâm nhập sâu qua các lớp biểu bì; tác động đến cơ và xương. Với khả năng cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, tia hồng ngoại có thể thúc đẩy quá trình chữa lành; giúp giảm đau, giảm viêm và chống lại mất cân bằng oxi hóa.

iii. Đẩy nhanh quá trình phục hồi sau chấn thương cơ

Trị liệu bằng đèn hồng ngoại giúp cải thiện hoạt động của ty thể trong tế bào; từ đó kích hoạt sự phát triển và sửa chữa các tế bào và mô cơ mới. Nói cách khác, ánh sáng hồng ngoại có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi sau chấn thương cơ.

iv. Thải độc

Xông hơi bằng đèn hồng ngoại giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó làm tăng cường tốc độ thải độc qua da bằng cách đổ mồ hôi. 

3. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng đèn hồng ngoại

Đèn hồng ngoại có rất nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng chúng. Nếu không sử dụng đúng cách, đèn hồng ngoại có thể gây ra những chấn thương đáng tiếc. 

Chấn thương phổ biến nhất khi bạn sử dụng đèn hồng ngoại là bỏng da. Mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào bước sóng tia hồng ngoại. Ngay cả khi bạn không có cảm giác đau, bạn cũng có nguy cơ bị bỏng nếu không sử dụng đèn đúng cách.

Do đó, để tránh các những biến chứng có thể xảy ra; bạn nên sử dụng đèn hồng ngoại theo đúng chỉ định và đúng kỹ thuật. Đối với bệnh nhân đang trong trường hợp như: chấn thương cấp tính hoặc các bệnh lý cấp tính, tuyệt đối không được sử dụng đèn hồng ngoại! Nhiệt trị liệu ở giai đoạn này sẽ làm gia tăng phù nề và ứ đọng dịch. Đối với những trường hợp bướu lành hoặc ác tính; chúng sẽ làm tăng nhanh sự phát triển của bướu. Các bệnh nhân bị nhiễm trùng sâu; bệnh nhân mắc các bệnh dễ chảy máu; bệnh nhân bị giảm hay mất cảm giác nóng, lạnh; bệnh nhân có bệnh lý về mạch máu như xơ vữa động mạch; phụ nữ có thai; người mắc bệnh tim mạch;… không nên sử dụng đèn hồng ngoại.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cảnh báo; bạn không nên sử dụng phương pháp trị liệu bằng đèn hồng ngoại để điều trị các bệnh mãn tính; bỏ qua việc sử dụng thuốc và các quy trình điều trị được khuyến nghị. Mặc dù trị liệu bằng đèn hồng ngoại có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe; nhưng việc nghiên cứu vấn đề này vẫn chưa hoàn thành. Do đó, hiện tại, phương pháp này chỉ được coi là một phương pháp hỗ trợ điều trị nội khoa.