Nguyên nhân bị huyết áp thấp khi mang thai và cách điều trị

Nguyên nhân bị huyết áp thấp khi mang thai và cách điều trị

  • Khi phụ nữ mang thai, sẽ thường gặp các triệu chứng sau:
  • Hiện tượng hoa mắt, chóng mặt
  • Đau đầu, choáng váng, mệt mỏi
  • Hơi thở nhanh, nhịp tim nhanh
  • Buồn nôn
  • Giảm tập trung

Phụ nữ mang thai khi bị huyết áp thấp có thể bị ngất hoặc ngã gây nên chấn thương cho bản thân và có hại cho thai nhi.
Vậy lý do vì sao phụ nữ mang thai lại bị huyết áp thấp. Các khắc phục ra sao bạn xem chi tiết bài viết nhé!

nguyên nhân bị huyết áp thấp khi mang thai và cách điều trị
nguyên nhân bị huyết áp thấp khi mang thai và cách điều trị

Nguyên nhân phụ nữ mang thai hị huyết áp thấp

Huyết áp là áp lực được tạp ra do tim co bóp và sức cản của động mạch. Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm mục đích đưa máu đi khắp cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể.

Huyết áp không cố định. Chỉ số này sẽ tăng hay giảm vào một số thời điểm, hay do cảm xúc bị căng thẳn lo âu, do hoạt động mạnh hay tác dụng của một số loiaj thước và một số các nguyên nhân khác.

Chỉ số huyết áp thế nào là chuẩn? theo hiệp hội tim mạch, huyết áp người bình thường là 120/80 mmHg. Dưới mức này có thể là huyết áp thấp. Khi mang thai huyết áp coi là thấp nếu nhỏ hơn 90/60 mmHg.

Khi phụ nữ mang thai, cơ thể cần máu cho cả mẹ và con nên lưu lượng máu sẽ tăng 1,2-1,5 lần so với khi chưa mang thai. Điều đó khiến mạch máu dãn ra do sự thay đổi nội tiết tố progesterone dẫn đến huyết áp thấp.

Mang thai dễ bị giảm huyết áp

Khi mang thai, hệ thống tuần hoàn mở rộng, sự thay đổi trong cơ thể khiến bạn bị giảm huyết áp.

Huyết áp thấp khi mang thai thường xuất hiện trong 24 tuần đầu của thai kì.

Đặc biệt với phụ nữ mang thai mà cơ thể trước đó bị thiếu máu, ăn uống kém, người gầy yếu cũng rất dêc bị huyết áp thấp.

Khi mang thai sẽ bị thiếu hụt hormon do hoạt động tuyến giáp suy giảm dẫn đến huyết áp thấp.

Khi mang thai hàm lượng đường trong máu giảm uống mức dưới 2.5 mmol/l khiến cơ thể run rẩy, mệt mỏi, toát mồ hôi. Khi thiếu máu mà lượnghemoglobin thấp dưới mức 9g/dl máu làm cho lượng oxy vận chuyển đến tim và não suy giảm gây ra cảm giác hoa mắt chóng mặt, choáng váng là tình trạng huyết áp thấp khi mang thai.

Khi mang thai người mẹ hay bị căng thẳng, dễ xúc động, stress và di truyền cũng là một trong các nguyên nhân gây ra huyết áp thấp.

Triệu chứng của huyết áp thấp khi mang thai

Tuy bệnh huyết áp thấp không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của phụ nữ mang thai. Các triệu chứng cơ bản khi bị huyết áp thấp mà phụ nữ mang thai mắc phải như:

  • Thấy hoa mắt, chóng mặt
  • Cảm giác buồn nôn
  • Cơ thể mệt mỏi, thế có bị ngất khi hoạt động mạnh hoặc đứng lên nhanh
  • Hơi thở gấp, khó thở, thở nông
  • Thường xuyên uống nước ngay do khá dù mới uống
  • Da xanh và nhợt nhạt
  • Thị lực giảm làm mờ mắt, hoa mắt

Tuy nhiên nếu phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng thì hay bị ngất do thiếu máu lên não, cảm giác khó thở do bị thiếu oxy. Rất dễ dẫn đến bị ngã bất ngờ gây tổn thương cho cả mẹ và con.

Ngoài ra khi bị huyết áp thấp sẽ gây biến chứng thai sản như: Thai chết lưu, trẻ em sinh ra bị thiếu cân, còi cọc, sinh non…
Chính vì vậy khi có các triệu chứng trên, bạn cần thông báo với bác sỹ trong các lần khám thai. Khi đó các bác sỹ sẽ làm thêm một số các xét nghiệm cơ bản để kiểm tra xem bạn có tiềm ẩn cặn bệnh nào khác không để giúp mẹ và thai nhi có sức khỏe tốt nhất.

Huyết áp thấp khi mang thai được điều trị như thế nào?

Khi mang thai bị huyết áp thấp, biện pháp khắc phục còn tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe từng người. Có thể dùng thuốc hoặc không cần dùng thuốc

1. Thai phụ cần nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ , hợp lý

Với thai phụ, các việc thực hiện, mọi hành động cơ thể cần làm chậm rãi, từ từ như ngủ dậy khi ngồi hay đứng lên cần từ từ. Khi ngồi lâu đứng lên cũng cần từ từ. Tránh các hoạt động nhanh, vội vã, đột ngột, không nên đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu vì máu sẽ dồn xuống dân gây ngất xỉu, chóng mặt.

Khi nằm phụ nữ mang thai không nên nằm ngửa sẽ làm đau dây thân kinh hông và vùng lưng. Nên nằm nghiêng về một bên. Nếu nằm nghiêng bên trái có thể làm tăng lưu lượng máu đến tim, giúp ổn định cơ thể. Chú ý phụ nữ mang thai cần mặc quần áo thoáng mát thoải mái để tránh hiện tượng mệt mỏi và chóng mặt, dễ dàng lưu thông máu.

Khi bị chóng mặt phụ nữ mang thai cần nhanh chóng ngồi xuống. Luôn nhớ đứng lên một cách từ từ. Nếu thấy hiện tượng có thể ngã, choáng thì ngay lúc đó nên ngồi hoặc nằm xuống nhẹ nhàng, hít thở thật đều và thật sâu.

Khi mang thai cần làm việc điều độ, có thời gian nghỉ hợp lý. Không được thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng trong ngày. Thiếu ngủ cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết.

2. Phụ nữ mang thai cần ăn uống đủ dinh dưỡng, khoa học

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung các chất dinh dưỡng, các loại rau củ quả, vitamin, chất sơ, khoáng chất tốt cho mẹ và thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần tránh xa các đồ uống gây kích thích như rượu, bia, loại đồ uống có caffein, chất kích thích trong thời gian mang thai để tránh bị huyết áp thấp

Phụ nữ mang thai không nên ăn quá no mà nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để khắc phục tình trạng bị huyết áp thấp, ngoài ra còn giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất thay vì chỉ ăn ba bữa.

Khi bị huyết áp thấp nếu tăng lượng muối có thể giảm tình trạng đó nhưng cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có sự lựa chọn tốt nhất, tránh làm hại cho cơ thể.

3. Phụ nữ mang thai cần tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái

Phụ nữ mang thai cần tránh bị căng thẳng, stress sẽ làm huyết áp tụt, có thể tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga, thiền, nghe nhạc, đọc sách…giúp cơ thể thư giãn mà nâng cao sức khỏe.

4. Phụ nữ mang thai cần uống đủ nước

Khi mang thai phụ nữ cần tăng lượng nước hơn bình thường. Trong giai đoạn 3 tháng đầu thường bị ốm nghén; nôn, hoa mắt chóng mặt dẫn đến cơ thể mất nước; càng tăng nguy cơ tụt huyết áp; do đó cần bổ sung nước kịp thời, liên tục; không sẽ bị nghẽn vận chuyển máu vào thai nhi làm cho thai kém phát triển.

Lượng nước tối thiểu cần bổ sung trong giai đoạn này là 2 lít nước mỗi ngày; nước có thể là nước đun sôi để nguộ; các loại sinh tố, sữa, nước hoa quả…

Phụ nữ mang thai cần theo dõi cân nặng và huyết áp thường xuyên

Phụ nữ mang thai cần theo dõi liên tục huyết áp, nhịp tim để phát hiện ra bệnh huyết áp thấp và theo dõi cân nặng của cơ thể. Nếu huyết áp có bất thường cần đến bác sỹ tư vấn. Cân nặng không tăng hoặc tăng ít cũng cần theo dõi và được bác sỹ tư vấn.

nguyên nhân bị huyết áp thấp khi mang thai và cách điều trị 5

Khi nào phụ nữ mang thai cần đến bác sỹ

Huyết áp thấp thường thấy khi mang thai trong những tháng đầu với nhiều phụ nữ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các biểu hiện sau thì phụ nữ mang thai cần đến các trung tâm y tế chuyên khoa để thăm khám và chữa kịp thời:

Thường xuyên bị chóng mặt hoặc ngất xỉu ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống

Có biiểu hiện đau đầu dữ dội, thị lực giảm hoặc khó thở

Cảm thấy đau ngực và cảm giác tê hoặc yếu một bên cơ thể

Những người có tiền sử huyết áp thấp cần thông báo với bác sĩ trongnhững lần khám thai đầu tiên để bác sĩ theo dõi trong quá trình mang thai.

Beurer Việt Nam