Mách bạn 7 bí quyết tự chăm sóc sức khỏe tại nhà hiệu quả
Bạn đã làm gì để tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình mình? Dưới đây là những bí quyết tự chăm sóc sức khỏe mà bạn nên biết.
Điện thoại di động còn được biết đến như một “kẻ quấy phá giấc ngủ” nếu bạn đặt nó ở cạnh giường của mình. Điều này được lý giải là do bức xạ từ sóng điện thoại hoạt động 24/24 nên trong khi bạn nằm ngủ, các bức xạ này vẫn tác động lên hệ thống thần kinh khiến bạn trở nên căng thẳng hơn nên khó lấy được trạng thái thư giãn để đi vào giấc ngủ. Vì thế bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn “đầu tư” cho việc ngủ.
Nên tập thể dục ngoài trời
Phòng tập thể dục là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh độc hại trên các tay cầm thiết bị, trên sàn tập. Bạn chỉ có thể tránh được chúng khi phải rửa tay thường xuyên, thay tất hàng ngày, rửa sạch thiết bị trước và sau tập, đi dép trong phòng tập. Đơn giản hơn là tập ngoài trời, bạn sẽ tránh được các phiền phức đó. Nên nhớ, không khí trong nhà cũng ô nhiễm gấp 2-5 lần ngoài trời. Sức khỏe là quan trọng nhất.
Bí quyết 1: Uống đủ lượng nước
Không hẳn cứ uống nước càng nhiều càng tốt. Cơ thể bạn là một hệ thống cân bằng, thận chỉ có thể thải ra 800-1000 ml nước/giờ. Trong 1 giờ, nếu uống nước quá 1000ml sẽ gây ra triệu chứng hạ natri máu.
Bí quyết 2: Không uống cà phê, hút thuốc khi mệt mỏi
Khi cơ thể vô cùng mệt mỏi, bạn đừng uống cà phê hay hút thuốc để giúp tỉnh táo, nếu không sẽ gây tổn hại không thể cứu vãn cho hệ thống huyết quản, đánh trống ngực, lo âu chính là các triệu chứng nghiêm trọng. Đặc biệt vừa uống cà phê vừa hút thuốc khi mệt mỏi không chỉ tổn hại gấp đôi cho cơ thể mà hương vị và thành phần độc đáo của cà phê còn làm gia tăng cơn thèm thuốc của bạn.
Bí quyết 3: Hãy giữ tâm trạng vui vẻ
Tâm trạng xấu là nguồn lây bệnh đáng sợ hơn cả những con virus khỏe mạnh! 80% bệnh thực ra đều là do sự chấn động thần kinh gây ra, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về da, bạn có thể gặp các triệu chứng như ăn quá nhiều do tâm trạng xấu, tiêu chảy hoặc da bị dị ứng, hãy chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân.
Bí quyết 4: Bổ sung canxi đầy đủ
Hậu quả của việc thiếu canxi không chỉ gây chuột rút, hay quên, mơ màng, mất ngủ cũng đều là tác dụng phụ của việc thiếu canxi. Bởi vì thiếu canxi sẽ ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bình thường của các tế bào thần kinh. Thực phẩm để chăm sóc tốt nhất để bổ sung canxi cho não là các loại đậu như đậu nành, đậu phụ…, nhưng hiệu quả của sữa đậu nành lại không hẳn tốt bởi vì trong sữa đậu nành có chứa một lượng nhỏ lactose, sẽ ảnh hưởng tới vai trò của canxi trong não.
Bí quyết 5: Đừng bỏ hẳn chất béo trong thực phẩm
Trước hết, chất béo trong thực phẩm sẽ không chuyển hóa toàn bộ thành chất béo trong cơ thể bạn; Thứ hai, chất béo trong thực phẩm vô cùng quan trọng đối với hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, bởi vì mỗi ngày bạn cần 25% – 35% năng lượng đến từ chất béo. Cuối cùng, nạp vừa đủ chất béo trái lại có thể tạo cảm giác no, ngăn cản bạn ăn quá nhiều, như vậy bạn đã quan tâm đến chăm sóc sức khỏe bản thân.
Bí quyết 6: Theo dõi sức khỏe bằng các thiết bị y tế gia đình tại nhà
Nếu bạn nghĩ rằng các chỉ số cơ thể quan trọng như mức đường huyết, chỉ số huyết áp chỉ cần được đo tại phòng khám hoặc bệnh viện sáu tháng một lần (hoặc thậm chí lâu hơn) thì bạn nên cân nhắc lại.
Ngày nay, tỷ lệ mắc các bệnh lý như tiểu đường loại 2, béo phì, bệnh tim … đang dần trở nên khá phổ biến ở mọi người, mọi lứa tuổi. Cần quan tâm chăm sóc sức khỏe.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của các bệnh mãn tính này ảnh hưởng đến sức khỏe là do thói quen ăn uống không lành mạnh, ít vận động, thường xuyên căng thẳng, chế độ sinh hoạt không lành mạnh.
Thêm vào những yếu tố bất lợi đến từ môi trường xung quanh như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn, các loại vi khuẩn và virus xuất hiện nhiều hơn, … cũng là nguyên nhân gây ra các tình trạng như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, cảm lạnh, do đó ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng phổi và nhịp tim. Cần quan tâm chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
Một điều vô cùng nguy hiểm nữa là những căn bệnh nghiêm trọng này khởi phát và tiến triển không đột ngột mà xảy ra dần dần nhưng để lại rất nhiều hậu quả. Cơ thể con người ban đầu chỉ xuất hiện một số triệu chứng nhỏ, khó nhận biết và dễ nhầm lẫn giữa các bệnh lý. Cần theo dõi sức khỏe.
Tình trạng bệnh nặng dẫn đến ảnh hưởng không ít tới nhiều chức năng, cơ quan trong cơ thể.
Điều vô cùng cần thiết để hạn chế những bệnh lý này, đồng thời giúp chẩn đoán và điều trị sớm là phải thường xuyên theo dõi những chỉ số quan trọng của cơ thể, bao gồm BT (nhiệt độ cơ thể), HA (huyết áp), HR (nhịp tim) và RR (nhịp thở), …