Lý giải thắc mắc: Tạo sao người bị cao huyết áp thường mắc cả tiểu đường?

Lý giải thắc mắc: Tạo sao người bị cao huyết áp thường mắc cả tiểu đường?

Tiểu đường và cao huyết áp là hai bệnh lý riêng biệt, tuy nhiên chúng có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau. Ví dụ như người mắc bệnh huyết áp sẽ mắc bệnh tiểu đường và ngược lại. Vậy mối liên hệ giữa hai bệnh lý này là gì? Và người bị bệnh cần làm gì để kiểm soát chúng?

Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và đái tháo đường?

Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Bình thường huyết áp ở mức 120/80mmHg. Nhưng khi huyết áp hạt mức 140/90mmHg thì gọi là tăng huyết áp. Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ tăng huyết áp ở người đái tháo đường tuýp 2 tăng 2,5 lần so với người không mắc bệnh này. Ngược lại, khoảng 50% số người đái tháo đường đồng thời bị tăng huyết áp (trong đó, 25% ở người trẻ và 75% người lớn tuổi).

Các chuyên gia còn cho biết thêm, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch ở người đái tháo đường bị tăng huyết áp gấp đôi so với người đái tháo đường có chỉ số huyết áp bình thường. Và ngược lại đái tháo đường cũng làm cho tăng huyết áp trở nên khó điều trị hơn.

Vậy tại sạo người bị tăng huyết áp thường mắc kèm bệnh đái tháo đường? Lý do là bởi khi tăng huyết áp kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu, nếu không điều trị sẽ gây ra các bệnh lý ở mắt, thận, tim mạch và có thể dẫn đến tai biến mạch máu não. Mức glucose huyết tăng cao (một biểu hiện thường thấy ở người bị đái tháo đường) được cho là nguyên nhân làm giảm dưỡng chất nitric oxide (NO) trong hệ động mạch, về lâu về dài sẽ gây xơ vữa thành động mạch và dẫn đến tăng huyết áp. Ngược lại, ở người bị tăng huyết áp, luồng máu lưu thông đến thận bị cản trở, làm trầm trọng thêm các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu (diuretics) có kèm tác dụng phụ là tăng mức glucose huyết – tác nhân gây đái tháo đường trong cơ thể người bệnh tăng huyết áp.

Cách điều trị huyết áp cao và đái tháo đường

Những người bị tiểu đường cần hiểu rõ tình trạng bệnh của mình, nguyên nhân, cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa các tai biến. Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì; Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi cũng như protein từ thực vật, hạn chế ăn các chất béo và chất béo bão hòa, những thực phẩm chứa nhiều cholesterol; Giảm muối (< 6g/ngày); Hạn chế uống rượu, bia; Ngừng hút thuốc lá; Tăng cường hoạt động thể lực,… là những lời khuyên chuyên gia dành cho bạn.

Những người có huyết áp tâm thu 130 – 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80 – 89 mmHg cần được áp dụng biện pháp không dùng thuốc đơn độc trong 3 tháng, nếu không đạt được huyết áp mục tiêu thì phải kết hợp với việc dùng thuốc. Có rất nhiều nhóm thuốc dùng để điều trị cao huyết áp như: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn thụ thể, thuốc đối kháng canxi, thuốc giãn mạch, thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc ức chế men chuyển,… Hầu hết các nhóm thuốc cao huyết áp đều có tác dụng phụ. Vì vậy, luôn phải cân nhắc lựa chọn nhóm thuốc nào có tác dụng tối ưu và hạn chế tác dụng phụ, đặc biệt là những tác dụng phụ trên thận để điều trị tăng huyết áp cho người bị đái tháo đường tuýp 2.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *