Dấu hiệu, triệu chứng viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là gì?
Có 2 dạng viêm phế quản, dạng cấp tính và dạng mãn tính.
Bệnh là do viêm lớp niêm mạc của ống phế quản. Ống phế quản mang không khí đến và đi từ cơ quan phổi.
Một số triệu chứng điển hình của căn bệnh viêm phế quản
Bệnh là tình trạng viêm của lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Người ta phân biệt bệnh thành 2 dạng cấp và mãn tính. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết căn bệnh này.
Bệnh xảy ra khi các tiểu phế quản (ống dẫn khí trong phổi) bị viêm và tạo ra quá nhiều chất nhầy. Có hai loại viêm phế quản cơ bản:
1. Viêm phế quản cấp tính
Viên phế quản cấp tính thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày, gây ra các triệu chứng trong thời gian 3 tuần, và thường do Virus gây lên. Bệnh cấp tính thường sẽ khỏi hẳn.
2. Viêm phế quản mãn tính
Khi bệnh bị tái phát nhiều lần, rất có thể bạn đã bị viêm phế quản mãn tính. Đây là một trong các bệnh lý nằm trong nhóm COPD ( Bệnh phổi tắc mãn tính) và cần được chăm sóc y tế kịp thời.
Bệnh mãn tính sẽ không khỏi hẳn như cấp tính mà thường bị dai dẳng. Chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh để có cách điều trị tốt nhất.
Triệu chứng và dấu hiệu của viêm phế quản:
- Tình trạng bị ho lâu ngày, dai dẳng, có thể có tiết ra chất nhầy
- Cơ thể sốt nhẹ và đôi lúc ớn lạnh
- Hơi thở khò khè
- Người bệnh có cảm giác đau họng, tức ngực
- Người bệnh thấy đau đầu
- Mũi và xoang người bị bệnh bị nghẹt
Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính có thể bị nặng hơn và nhiều hơn vào mùa đông. Người bị bệnh bị ho kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng nếu như các ống phế quản chưa được chữa lành hoàn toàn.
Tuy nhiên người bị ho cần chú ý, ho khéo dài không hẳn là do bệnh mà có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, hen suyễn hay bệnh nào khác. Vì thế khi bị ho lâu ngày, ho dai dẳng bạn đến đi khám để được kiểm tra và chuẩn đoán chính xác bệnh từ đó có phác đồ điều trị đúng đắn
Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính thường diễn biến từ 3 đến 4 ngày. Khi ở dạng cấp tính, người bệnh có triệu chứng ho có đờm, đờm màu trong hoặc trắng, xám vàng, xanh tùy theo thể trạng từng người.
Ở dạng cấp tính người bệnh sẽ thấy khó thở và tình trạng trầm trọng hơn nếu người bệnh làm gắng sức.
Một số trường hợp dạng cấp tính người bệnh sẽ thấy thở khò khè, cảm giác mệt mỏi, sốt và tức ngực, cơ thể ớn lạnh.
Tuy nhiên người bị bệnh mãn tính cũng có thể bị ho kéo dài vài tuần hay vài tháng. Sau đợt nhiễm trùng ban đầu, nếu cơ thể người bệnh có sức đề kháng tốt thì phổi sẽ trở lại bình thường.
Việc bạn bị ho kéo dài do các phế quản chưa được lành. Tuy nhiên cần chú ý ho có thể do bệnh lý khác như hen suyễn, viêm phổi…vì vậy cần đi kiểm tra và được bác sỹ thăm khám.
Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mãn tính
Như vậy bệnh mãn tính có dấu hiệu, triệu chứng giống cấp tính nhưng nó tái phát nhiều lần, liên tục
Bệnh mãn tính là người bệnh ho lâu ngày; thời gian ít nhất 3 tháng trong một năm và kéo dài 2 năm liên tục.
Bệnh mãn tính ở giai đoạn đầu thường bị ho và khạc đờm; xảy ra từng đợt, đờm đặc và có thể có mủ. Khối lượng đờm càng ngày càng tăng nhiều hơn,
Viên phế quản mãn tính như bệnh COPD (tắc nghẽn mãn tính); các ông phế quản sẽ tạo ra nhiều chất nhầy và liên tục như vậy.
Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể sẽ bị apxe hóa hoặc giãn phế quane. Đờm sẽ rất nhiều dẫn đến các đợt ho liên tục, mới đầu 1 năm chỉ 4-5 lần, mỗi lần 1 -2 tuần, về sau thường xuyên và kéo dài hơn.
Người bị bệnh mãn tính sẽ thấy bị khó thởi; lúc đầu có có giác trống hơi nặng như bị đè nén trong ngực; sau đó dần dần bệnh nhân như thấy thiếu không khí. Người bệnh sẽ bị gầy sút, mệt mỏi, xanh xao, buồn ngủ, lơ mơi, tim bị đập nhanh,
Người bị bệnh mãn tính mà bị thêm bệnh khí thũng chính là bị tình trạng COPD, trình trạng này rất nghiêm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm phế quản bị biến chứng như thế nào?
Biến chứng phổ biến là viêm phổi, khi bị viêm phổi, các túi khí chứa nhiều chất lỏng.
Những người hay hút thuốc, những người bị bệnh lý nền khác, những người bị suy giảm miễn dịch thường bị bến chứng viêm phổi hơn những người bình thường.
Những người này cần được thăm khám và theo dõi thường xuyên vì bệnh nguy hiểm đến tính mạng
Người bệnh viêm phế quản khi nào cần gặp bác sỹ thăm khám
Thường người bệnh cấp sẽ điều trị tại nhà dễ dàng; dùng thuốc chống viêm không steroid. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn uống hợp lý.
Với người bị bệnh về tim, phổi nếu bị cấp tính cần đến bác sỹ tư vấn.
Một số biểu hiện sau người bệnh nên được thăm khám:
- Bạn ho lâu ngày, kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
- Người bệnh ho ra chấy nhầy sẫm màu, tăng dần hoặc lẫn máu
- Bạn bị ho khò khè, khó thở
- Bạn bị giảm cân
- Bạn bị chán ăn, khó thở, đau toàn thân, sốt trên 38 độ
Khi bị viêm phế quản cần làm gì?
- Người bệnh cần được uống nhiều nước, có thể uống nước ấm pha với mật ong
- Người bệnh dùng thuốc chống viêm không steroid
- Người bệnh có thể dùng một số thực phẩm chức năng hỗ trợ để giảm ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt
- Đặc biệt người bệnh cần sử dụng máy tạo ẩm
- Người bệnh cần bỏ hút thuốc, không dùng chất kích thích, học cách thở để giúp phổi mạnh hơn
Đây là bệnh cần được theo dõi liên tục và đến khám ngay khi có các dấu hiệu trở nặng. Người bệnh không được chủ quan mà cần đi khám để có cách điều trị tốt nhất.
Beurer Việt Nam