Bệnh viêm họng nên và không nên ăn gì ?

Bệnh viêm họng nên và không nên ăn gì?

bệnh viêm họng nên và không nên ăn gì ? 4

Đau họng là triệu chứng thường gặp hàng ngày với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Đau họng thường làm cản trở việc ăn uống vì gây đau và khó chịu khi người bệnh nuốt, ăn uống. Vậy nên ăn gì và uống gì khi bị viêm họng?

1. Tổng quan về đau họng

Đau họng là bị ngứa, đau hoặc khó chịu ở vùng họng, tăng lên khi nuốt. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus như khi bị cúm. Đau họng do virus thường tự khỏi trong vài ngày.

Nếu đau họng do vi khuẩn, thường do nhóm Streptococcus, ít phổ biến hơn nhưng mức độ nặng nề hơn. Những người bị đau họng do vi khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa biến chứng.

2. Dấu hiệu nhận biết đau họng

Những triệu chứng của đau họng khá đa dạng, bao gồm những dấu hiệu như:

• Cảm giác đau và ngứa ở vùng họng

• Đau tiến triển nặng nề hơn khi nuốt hoặc nói chuyện

• Khó nuốt

• Sưng tuyến ở vùng cổ hoặc cằm

• Sưng đỏ lưỡi gà

• Xuất hiện các mảng trắng ở vùng hầu họng

• Thay đổi giọng nói, khàn tiếng

Nếu mà bị đau họng kéo dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị.

3. Những ai dễ bị đau họng?

Bất kỳ ai cũng có thể bị đau họng, tuy nhiên một số yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

• Tuổi: trẻ em có nguy cơ bị đau họng cao hơn người lớn. Những trẻ từ 3 đến 15 tuổi thường có khả năng bị viêm họng do streptococcus nhất.

• Khói thuốc lá: hút thuốc lá hay hít khói thuốc lá có thể kích thích vùng họng.

• Dị ứng: dị ứng thời tiết hoặc phản ứng dị ứng với bụi, lông động vật có thể gây đau họng.

• Tiếp xúc với hoá chất: các phân tử từ quá trình đốt cháy nguyên liệu và từ các hóa chất gia dụng có trong không khí có thể gây kích thích niêm mạc họng.

• Viêm xoang mạn tính: chất dịch viêm từ mũi có thể kích thích vùng họng và lây lan tình trạng viêm.

• Ở nơi đông người: virus và vi khuẩn gây bệnh dễ lây lan ở những nơi có đông người tụ tập như văn phòng, trường học, sân bay.

4. Đau họng nên ăn gì?

Khi bị đau họng, chúng ta nên ăn những loại thức ăn mềm mại và dễ nuốt hay những thức ăn và đồ uống nóng ấm cũng giúp họng dễ chịu hơn.

Một số loại thực phẩm mà người bị đau họng được khuyên lựa chọn bao gồm:

• Mì pasta được nấu chín, nên ăn khi còn nóng

• Bột ngũ cốc, yến mạch pha với sữa hoặc nước ấm

• Các món tráng miệng được làm từ gelatin

• Sữa chua, có thể ăn kèm với trái cây được cắt nhỏ

• Rau xanh nấu chín

• Trái cây tươi mềm

• Khoai tây nghiền

• Soup canh chứa kem

• Sữa

• Nước trái cây, nên lựa chọn các loại quả ít chua như nước ép táo, nước ép nho

• Trứng nấu chín như trứng luộc, trứng hấp

Bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ ăn có vai trò trong việc đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng mà không gây kích ứng hay tổn thương vùng họng bị đau của người bệnh.

5. Đau họng không nên ăn gì?

Những người bị đau họng không nên ăn những loại thực phẩm như:

• Bánh quy cứng

• Bánh mì giòn

• Các loại sốt cay hoặc nhiều gia vị

• Nước ngọt có ga

• Cà phê

• Rượu

• Bách snack khô

• Bỏng ngô

• Rau sống

• Các loại trái cây có tính axit như cam, chanh, cà chua

6. Các phương pháp điều trị khi bị đau họng

Cách đơn giản nhất để làm giảm cảm giác đau họng là súc miệng bằng nước muối. Người bệnh lưu ý không nên nuốt, nên nhổ ra ngoài. Nên súc miệng nhiều lần để đạt hiệu quả cao.

Có một số thảo dược hay được dùng để chữa viêm họng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các phương pháp này, bạn cần nắm chắc các kiến thức liên quan đến:

• Tác dụng không mong muốn

• Khả năng dị ứng

• Tương tác với các loại thuốc khác

• Tương tác giữa các thành phần thảo dược khác nhau

Nếu không chắc về cách sử dụng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng nếu người bệnh đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai. Một số thành phần thảo dược không an toàn trong suốt thai kỳ.

7. Các biện pháp phòng tránh đau họng

Cách tốt nhất để phòng tránh là trách xa các tác nhân gây bệnh cũng như thiết lập thói quen giữ vệ sinh tốt. Một số biện pháp giúp bạn ngăn ngừa đau họng hiệu quả như:

• Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi hắt xì, sau khi ho.

• Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước và các đồ dùng cá nhân khác

• Sử dụng khăn giấy khi ho và hắt xì hơi. Khi cần thiết, có thể hắt xì vào khuỷu tay.

• Sử dụng nước rửa tay chứa cồn như một sự lựa chọn thay thế khi không có sẵn xà phòng và nước.

• Tránh chạm tay vào điện thoại công cộng

• Không uống nước trực tiếp bằng miệng từ vòi nước

• Thường xuyên chùi rửa điện thoại, tivi, bàn phím vi tính với dung dịch vệ sinh. Khi đi du lịch, lưu ý vệ sinh điện thoại và điều khiển tivi tại phòng khách sạn.

• Tránh tiếp xúc thân mật với người bệnh.

Xông mũi họng bằng nước muối sinh lý hằng ngày

đau họng ăn gì

Chi tiết: Hướng dẫn sử dụng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị chứng đau họng, viêm họng. Tuy nhiên nếu tình trạng đau họng kéo dài bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để bệnh có diễn biến nặng nguy hiểm.

Beurer Việt Nam