Bật mí những lý do phải thường xuyên đo huyết áp
Theo dõi huyết áp thường xuyên là một khâu cực kỳ quan trọng để kiểm soát những biến chứng nguy hiểm. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và các tổ chức khác khuyến cáo những người cao tuổi, người bị cao huyết áp nên theo dõi huyết áp của mình thường xuyên. Theo dõi huyết áp tại nhà có thể giúp bạn theo dõi huyết áp của mình ở một môi trường quen thuộc, đảm bảo bạn không bị nhờn thuốc; đồng thời cảnh báo bạn bạn về các biến chứng sức khỏe tiềm ẩn. Hôm nay, hãy cùng Beurer Vietnam tìm hiểu tầm quan trọng của việc đo huyết áp thường xuyên nhé.
1. Huyết áp là gì
Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.
2. Huyết áp và những biến chứng khó lường
i. Đối với huyết áp cao
Huyết áp cao được biết đến với cái tên “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh tiến triển âm thầm và nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm:
– Đau tim, đột quỵ: tHuyết áp tăng sẽ làm xơ cứng và dày thành mạch (xơ vữa động mạch); có thể dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác
– Chứng phình động mạch: Huyết áp tăng khiến thành mạch yếu đi và phình ra; hình thành chứng phình động mạch. Nếu mạch máu bị vỡ có thể đe dọa đến tính mạng.
– Suy tim: Để bơm máu chống lại áp lực cao ở thành mạch, tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn; dẫn đến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên sẽ khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim
– Suy thận do nguy cơ thu hẹp động mạch thận khi tăng huyết áp
– Xuất huyết võng mạc
– Hội chứng chuyển hoá: Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hoá của cơ thể bạn. Chúng bao gồm: tăng vòng eo; tăng triglycerides; giảm HDL-C (cholesterol tốt); nồng độ insulin cao. Những rối loạn này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ
– Biến chứng não: Các động mạch bị thu hẹp khiến máu khó lưu thông đến não; dẫn đến đột quỵ; xuất huyết não; nhồi máu não; chứng mất trí nhớ…
ii. Đối với huyết áp thấp
Mặc dù không gây những biến chứng biến chứng cấp tính nguy hiểm. Tuy nhiên, về lâu dài, huyết áp thấp sẽ gây nhiều vấn đề cho cơ thể bạn.
– Khi bị tụt huyết áp nhiều lần; chức năng hệ thống thần kinh sẽ suy giảm; đồng thời cơ thể cũng không điều chỉnh kịp thời để cung cấp dinh dưỡng đến cơ quan như não, tim, thận,… Từ đó gây tổn thương các cơ quan này.
– Người huyết áp thấp có khả năng mất trí nhớ cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer. Huyết áp thấp khiến cho các cơ quan bị thiếu máu trong thời gian dài. Não bộ bị thiếu máu nuôi dưỡng, các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng đầy đủ lâu dần sẽ gây nên suy giảm chức năng hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục sẽ có khả năng bị mất trí nhớ cao hơn người thường.
– Huyết áp hạ quá thấp cũng có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng váng và ngất. Đây là hậu quả khá phổ biến, khi huyết áp giảm đột ngột, não bộ không kịp thích nghi với tình trạng thiếu oxy bất ngờ. Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái choáng váng. Ngất xỉu có thể gây tai nạn nguy hiểm khi người bệnh đang đứng trên cao, điều khiển phương tiện giao thông hay đi cầu thang…
– Huyết áp thấp là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não tương tự như huyết áp cao. Có 30% số người bị nhồi máu não là 25% số người bị nhồi máu cơ tim do huyết áp thấp.
3. Tại sao phải thường xuyên theo dõi huyết áp
– Giúp bạn có thể chẩn đoán sớm những vấn đề có thể xảy ra: Việc theo dõi huyết áp thường xuyên có thể giúp bạn chẩn đoán tình trạng huyết áp của bản thân sớm hơn so với việc chỉ đo huyết áp khi đi khám tại các cơ sở y tế. Hãy luôn theo dõi huyết áp của bạn tại nhà. Đặc biệt, nếu bạn bị cao huyết áp; hoặc các bệnh mãn tính có thể gây ra những biến chứng về huyết áp như: tiểu đường; các bệnh về thận,…
– Giúp theo dõi tình trạng điều trị của bạn: Để theo dõi xem lối sống hiện tại của bạn có lành mạnh hay không; hoặc thuốc có tác dụng hiệu quả như thế nào chính là kiểm tra huyết áp thường xuyên. Theo dõi sự thay đổi huyết áp tại nhà có thể giúp bạn và bác sĩ đưa ra quyết định về việc điều trị; như điều chỉnh lại chế độ ăn uống luyện tập; điều chỉnh lại liều lượng thuốc hoặc đổi thuốc.
– Giúp bạn giảm bớt chi phí khám chữa bệnh
– Kiểm tra xem huyết áp của bạn có sự khác biệt đáng kể so với khi đi khám tại các cơ sở y tế hay không. Một số người bị tăng huyết áp do lo lắng khi đi khám (tăng huyết áp áo choàng trắng). Một số người khác lại bị tăng huyết áp ẩn giấu. Đây là tình trạng khi đo huyết áp tại phòng khám bình thường nhưng huyết áp đo tại nhà là huyết áp cao. Tăng huyết áp ẩn giấu không phát hiện được nếu bệnh nhân không theo dõi huyết áp tại nhà. Có tới khoảng 30% những người đang điều trị huyết áp cao ở tình trạng tăng huyết áp ẩn giấu. Vì vậy, theo dõi huyết áp tại nhà có thể giúp xác định xem bạn có bị cao huyết áp thực sự hay không.
4. Cách theo dõi huyết áp tại nhà
Bạn có thể theo dõi huyết áp dễ dàng tại nhà mà chẳng cần phải đến các cơ sở y tế thường xuyên với máy đo huyết áp. Hiện nay, máy đo huyết áp được bán rộng rãi mà không cần kê đơn. Vì vậy theo dõi huyết áp tại nhà là một bước dễ dàng để cải thiện tình trạng của bạn.
Máy đo huyết áp Beurer sử dụng công nghệ tiên tiến, cùng thiết kế hiện đại, được kiểm định chất lượng kỹ càng và được hàng triệu gia đình tại các nước châu Âu tin dùng. Nay máy đã có mặt tại thị trường Việt Nam; và được đông đảo người tiêu dùng bình chọn là thiết bị y tế uy tín tin cậy đạt tiêu chuẩn cả về chất lượng và mẫu mã. Chiếc máy giúp bạn dễ dàng đo huyết áp. Đồng thời lưu lại các kết quả đo được; có thể xem lại tất cả các chỉ số đó cùng với chỉ số trung bình một cách nhanh chóng; dễ dàng.
Hãy lựa chọn máy đo huyết áp Beurer vì sức khỏe của bạn nhé!