6 ‘thói quen tốt’ mà bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên từ bỏ

6 ‘thói quen tốt’ mà bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên từ bỏ

đái tháo đường type 2

Bạn biết đấy, kiểm soát căn bệnh đái tháo đường type 2 không chỉ đơn giản là việc uống thuốc đúng cách. Việc này còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen; lối sống và lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp. Tuy nhiên có một vài thói quen nghe vẻ rất tốt cho bạn; nhưng thực tế, chúng đang phá hoại mọi nỗ lực của bạn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Hôm nay hãy cùng Beurer Vietnam tìm hiểu 6 ‘thói quen tốt’ mà mỗi bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên từ bỏ nhé!

1. Tiêu thụ các loại thực phẩm ‘không đường’

Hiện nay, trong siêu thị hay những cửa hàng tạp hóa bán tràn lan các loại đồ ăn có vẻ ‘thân thiện’ với bệnh nhân tiểu đường vì chúng không thêm đường. Tuy nhiên, bạn có biết rằng; có nhiều loại có chất thay thế đường, trong đó có Carbohydrate (Carb). Carb là các chất dinh dưỡng đa lượng; bao gồm hàm lượng đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm, chế phẩm từ sữa,… Điều này có nghĩa là các sản phẩm có chứa Carb có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng vọt. 

Vì thế, trước khi đặt thứ gì đó vào giỏ hàng của mình, bạn hãy kiểm tra thành phần dinh dưỡng để xem lượng Carb trong mỗi khẩu phần là bao nhiêu. Nắm được tổng lượng carbs trong mỗi khẩu phần có trong thực phẩm sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu của mình.

2. Sử dụng các loại thực phẩm dinh dưỡng thay thế bữa ăn thay cho các bữa ăn chính

Thực phẩm dinh dưỡng thay thế bữa ăn có vẻ là một cách dễ dàng để giúp các anh chị em giảm cân. Tuy nhiên, nhiều loại thực phẩm thay thế bữa ăn hướng đến các đối tượng như vận động viên. Vì thế, chúng có thể chứa nhiều calo. Những loại khác có chứa các thành phần như rượu đường (ví dụ như sorbitol và mannitol); dễ gây ảnh hưởng cho dạ dày khi sử dụng quá nhiều.

Thỉnh thoảng, bạn có thể ngồi thưởng thức một cốc sữa lắc vào buổi sáng khi thời gian quá hạn hẹp. Nhưng sẽ thông minh hơn nếu bạn gắn bó với những bữa ăn hoàn chỉnh với đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.

3. Bổ sung vitamin và các loại thực phẩm chức năng

Một chế độ ăn uống với nhiều rau củ quả sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Vitamin tổng hợp có thể giúp bạn bổ sung các vitamin bị thiếu hụt. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng chúng quá mức. Thông thường, vitamin được cơ thể hấp thụ qua thực phẩm. Ăn uống đầy đủ, đa dạng chính là cách bổ sung vitamin tốt nhất cho cơ thể. Uống thuốc chỉ là phương án tạm thời. Chỉ những người bị thiếu hụt vi chất dinh dưỡng; không thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thì mới thực sự cần bổ sung.

Một số người sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung crom; hay bổ sung quế vào chế độ ăn uống giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Không rõ những thứ này có thực sự hiệu quả hay không. Tuy nhiên, nếu bạn có ý định dùng thử; hoặc dự định bổ sung thêm bất kỳ chất gì – hãy hỏi trước ý kiến của bác sĩ. Điều này sẽ giúp đảm bảo các loại thuốc bổ sung vitamin; thực phẩm chức năng này không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.

4. Uống nước ép trái cây

Tự nhiên không phải đồng nghĩa lúc nào cũng tốt. Ví dụ, một cốc nước ép táo có 25 gam đường và 0,5 gam chất xơ. Tuy nhiên, một quả táo có ít đường hơn (19 gam) và nhiều chất xơ hơn (4,5 gam). Nó sẽ giúp bạn no lâu hơn; đồng thời giúp ổn định lượng đường trong máu của bạn tốt hơn. Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy uống nước trái cây mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng thường xuyên ăn cả trái cây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

5. Sử dụng các loại Diet Soda

Diet soda là loại nước ngọt có ga không đường. Thành phần của các loại Diet Soda có thể không chứa carbohydrate, không đường, không có calo. Nhưng bạn tuyệt đối không thể sử dụng chúng để ăn kiêng kiểm soát bệnh tiểu đường hoặc giảm cân. 

Theo nhiều nghiên cứu; những người ăn kiêng sử dụng diet soda sẽ hấp thụ nhiều calo từ thức ăn hơn. Thức uống này mặc dù không có đường, nhưng chúng lại chứa các chất tạo ngọt nhân tạo. Các chất tạo ngọt nhân tạo khiến bạn thèm ăn. Khi dùng loại đường thông thường; cơ thể chúng ta có thể nhận ra được vị ngọt và biết nó chứa nhiều calo. Tuy nhiên, các chất tạo ngọt nhân tạo lại đánh lừa nhận thức của cơ thể; khiến chúng ta mất đi khả năng tính toán lượng calo. 

Hơn nữa, các loại hóa chất và chất tạo ngọt nhân tạo trong loại nước ngọt có ga không đường cũng gây ra nhiều nguy cơ đối với cơ thể; chẳng hạn như nhồi máu cơ tim và đột quỵ, tăng cân,… Chưa có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh Diet Soda có thể hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì vậy; hãy gạch ngay thức uống ‘đầy nguy cơ’ này ra khỏi danh sách thói quen của bạn nhé!

6. Tránh các loại loại thực phẩm giàu chất béo

Những bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 phải kiêng khem hoàn toàn chất béo là quan niệm không đúng. Hấp thụ một chút chất béo sẽ tốt cho cơ thể bạn; nếu bạn biết lựa chọn đúng loại. Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa (thường có trong trong thịt và các sản phẩm từ sữa); và tránh tuyệt đối chất béo chuyển hóa (có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, xúc xích, gà rán,…). Tuy nhiên, chất béo không bão hòa đơn (thường có trong dầu oliu, dầu lạc, quả bơ, các loại hạt, các loại đậu); và không bão hòa đa (hạt chia, đậu nành, quả óc chó, cá hồi,…) đều có lợi cho sức khỏe.

Trên thực tế; một số loại thực phẩm giàu chất béo với khẩu phần hợp lý sẽ giúp ích cho những người mắc bệnh tiểu đường. Ăn các loại hạt cùng với thực phẩm giàu carb tốt cho sức khỏe có thể ngăn lượng đường trong máu tăng quá cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ăn bơ ít có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa hơn. Đó là một nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh; trong đó bao gồm lượng đường trong máu cao.

6 ‘thói quen tốt’ mà bệnh nhân đái tháo đường type 2 nên từ bỏ 5

Trên đây là những thói quen mà bệnh nhân đái tháo đường nên từ bỏ để kiểm soát tốt hơn sức khỏe của bản thân. Ngoài việc duy trì những thói quen tốt, bạn cần thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu hằng ngày. Sử dụng máy đo đường huyết Beurer để phòng tránh biến chứng nguy hiểm do bệnh đái tháo đường gây ra. Với thiết kế sang trọng và công nghệ hiện đại; máy đo đường huyết Beurer giúp bạn dễ dàng theo dõi lượng đường trong máu tại nhà chỉ với lượng máu thử rất nhỏ. Bạn nên thử đường huyết 1-2 lần/ngày để tránh những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc.

Nguồn: Webmd