4 dụng cụ có sẵn giúp phụ nữ mang thai theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi

4 dụng cụ có sẵn giúp phụ nữ mang thai theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi

Để có thể biết được tình hình sức khỏe của phụ nữ mang thai, bạn cần chuẩn bị những thiết bị sau.

Nhiệt kế giúp cho phụ nữ mang thai

4 dụng cụ có sẵn giúp phụ nữ mang thai theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi 9

Bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc nhiệt kế trong nhà. Nhiệt độ cơ thể người có thể phản ánh phần lớn tình trạng sức khỏe của họ. Nếu thai phụ có các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu và đổ mồ hôi thì bạn nên dùng nhiệt kế để xác định xem mình có bị sốt hay không.

Nếu các gia đình cảm thấy lo lắng vì nhiệt kế thủy ngân thường dễ bị hỏng thì bạn nên mua nhiệt kế điện tử. Đây là mẫu nhiệt kế dễ đọc, thời gian đo ngắn lại có độ chính xác cao.

Máy đo huyết áp cho phụ nữ mang thai

4 dụng cụ có sẵn giúp phụ nữ mang thai theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi 11

Máy đo huyết áp, như tên của nó, được sử dụng để đo huyết áp. Phụ nữ mang thai cần chú ý đến huyết áp của mình hơn so với phụ nữ không mang thai. Vì thai phụ có thể bị tăng huyết áp khi thai nhi được khoảng 20 tuần. Bệnh này sẽ biết mất sau khi thai phụ sinh nở.

Huyết áp trung bình của phụ nữ bình thường là từ 110/70 hoặc 120/80. Trong khi huyết áp của bà bầu bị cao huyết áp khi mang thai sẽ cao hơn mức 140/90. Bạn nên sử dụng máy đo huyết áp để phát hiện kịp thời tình trạng này.

Trong quá trình mang thai, những thay đổi về sinh lý tim mạch (như tăng nhịp tim, tăng thể tích máu) khiến cho một số bộ phận của cơ thể buộc phải tăng sinh mạch máu. Chính vì vậy, cơ thể của người phụ nữ mang thai đòi hỏi lưu lượng máu nhiều hơn ở một số bộ phận như vú, tử cung, nhau thai…Điều này có thể gây tăng áp lực lên thành mạch máu, khiến cho huyết áp tăng lên.

Tuy nhiên, chỉ khi huyết áp của thai phụ qua khỏi mức bình thường thì tình trạng này mới gọi là tăng huyết áp thai kỳ.

Ngoài ra, triệu chứng cao huyết áp ở thai kỳ có thể liên quan nguyên nhân khác độc lập với tiến trình mang thai. Nhiều trường hợp cao huyết áp đã có sẵn từ trước khi người mẹ mang thai và nặng hơn khi bắt đầu có thai.

Cao huyết áp có khả năng chỉ xuất hiện khi có thai, rồi đi kèm với triệu chứng phù và đạm niệu (có chất đạm trong nước tiểu) gây ra một bệnh cảnh nghiêm trọng gọi là hội chứng tiền sản giật – sản giật.

Cân

4 dụng cụ có sẵn giúp phụ nữ mang thai theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi 13

Sau khi mang thai, bạn cần theo dõi cân nặng của mình. Qua cân nặng, bác sỹ cũng biết được tình trạng sức khỏe bình thường của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Mức cân nặng tăng bình thường khi mang thai là 14-36kg. Từ cân nặng, thai phụ cũng có thể tự tính chỉ số BMI để biết được mức độ tăng cân của mình có hợp lý hay không.

BMI (chỉ số khối cơ thể) = cân nặng (kg)/ chiều cao (m)/ chiều cao (m)

BMI trước khi mang thai: 19,8, tăng cân khi mang thai từ 25-36kg là phù hợp;

BMI trước khi mang thai: 19,8-26, tăng cân khi mang thai 23-32kg là phù hợp;

BMI trước khi mang thai:> 26, tăng cân khi mang thai từ 14-23kg là phù hợp.

4 dụng cụ có sẵn trong nhà giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi

Một số lưu ý giúp mẹ theo dõi cân nặng khi mang thai

Phụ nữ mang thai nên kiểm tra cân nặng đều đặn hàng tháng và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ thấy dấu hiệu tăng giảm cân nặng bất thường.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, thai phụ thường tăng khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng, nếu tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay vì tăng cân quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sinh mổ…Tăng cân quá ít cũng có thể gây ra tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy dinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.

Để có mức tăng cân hợp lý

Để có mức tăng cân hợp lý, thai phụ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Trong suốt thai kỳ bình thường, mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000 Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285 Kcalo. Do vậy, mẹ phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng không có quá nhiều năng lượng như nước ngọt, thức ăn vặt, các thực phẩm quá nhiều dầu mỡ,…

Mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm dinh dưỡng, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Thai phụ cũng đừng quên bổ sung các loại rau của quả vì chúng không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng mà còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển của bào thai.

Thai phụ cũng cần có nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo lắng. Ngoài ra, cũng cần hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá và những gia vị cay nóng.

Máy đo nhịp tim thai

4 dụng cụ có sẵn giúp phụ nữ mang thai theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi 15

Tim thai là nhịp tim của thai nhi. Máy đo nhịp tim thai có thể phát hiện được nhịp tim của thai nhi. Cha mẹ có thể sử dụng máy đo nhịp tim thai để theo dõi nhịp tim của thai nhi và xác định tình trạng của thai nhi trong cơ thể mẹ.

Bạn cần sử dụng máy đo nhịp tim thai một cách khoa học, ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần từ 2 đến 3 phút. Phạm vi nhịp tim bình thường của thai nhi là trong khoảng 120 đến 160 nhịp mỗi phút. Nếu thấy tim thai có gì bất thường, bạn cần đến bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời.